Tài liệu: Có bao nhiêu nguyên tử khác nhau?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Chỉ chừng một trăm, xét theo số proton khác nhau của nhân nguyên tử. Số proton được ghi là Z và được gọi là số nguyên tử.
Có bao nhiêu nguyên tử khác nhau?

Nội dung

Có bao nhiêu nguyên tử khác nhau?

Chỉ chừng một trăm, xét theo số proton khác nhau của nhân nguyên tử. Số proton được ghi là Z và được gọi là số nguyên tử. Số electron của nguyên tử trung tính phụ thuộc và số Z này, do đó Z quy định các tính chất hóa học vì các nguyên tử tương tác với nhau trước hết qua các electron của chúng. Như vậy một nguyên tố hóa học được tạo thành từ các nguyên tử có cùng giá trị Z. Ví dụ, các nguyên tử sắt đều có Z = 26 proton.

Một con số khác phải thêm vào Z để biểu thị một nguyên tử một cách đơn ứng là số khối lượng, được ghi là A, để chỉ số nuclon (proton + nơtron). Những nguyên tử có cùng Z có các tính chất hóa học giống nhau. Nếu có cùng Z nhưng A khác nhau, thì chúng khác nhau về số notron, từ là các đồng vị của cùng nguyên tố. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất, tương ứng với Z = 1. Hydro có hai đồng vị khác, đơteri (1 proton và 1 nơtron, tức A = 2) và triti (1 proton, 2 nơtron, tức A = 3). Hiện nay người ta đã biết 112 nguyên tố, có Z = 1 tới Z = 112, mỗi nguyên tố có một hoặc nhiều đồng vị. Nguyên tố 112 vẫn chưa có tên, nó được tạo ra trong phòng thí nghiệm vào năm 1996. Có khoảng 20 nguyên tố không tồn tạo ở trạng thái tự nhiên. Chúng phóng xạ quá mức, nghĩa là nhân của chúng rất không bền và phân rã nhanh, nhất là trường hợp các nguyên tố rất nặng, trên urani (Z = 92), trong đó lực cố kết hạt nhân bị ngăn trở do sức đẩy tĩnh điện giữa các proton.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1909-02-633463805952812500/Nguyen-tu/Co-bao-nhieu-nguyen-tu-khac-nha...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận