Có rất nhiều khái niệm về Marketing vì Marketing đang vận động và phát triển với nhiều nội dung phong phú và mỗi tác giả đều có khái niệm riêng về Marketing:
- Theo Philip Kotler trong tác phẩm “Principles of Marketing” thì Marketing là hoạt động của con người hướng đến việc thoả mãn nhu cầu và ước muốn thông qua tiến trình trao đổi.[15]
- Trong tác phẩm “Le Marketing” của Denis Lindon cho rằng Marketing là toàn bộ các phương cách như nghiên cứu thị trường, chính sách sản phẩm, giá, phân phối,… mà một xí nghiệp sử dụng để bán cho khách hàng và thực hiện lợi nhuận.
Có thể khái quát như sau: Marketing là sản phẩm của nền kinh tế hàng hoá. Nó chỉ ra rằng kinh doanh không chỉ là sự may rủi và sự thành đạt không thể dựa vào mánh khoé, mà còn tuỳ thuộc vào trình độ nghệ thuật của từng nhà kinh doanh, dựa trên cơ sở nắm bắt thị trường, am hiểu nhu cầu của người tiêu dùng và tiến trình trao đổi, đồng thời phải tạo ra được những cách thức để thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng, trên cơ sở đó mà thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.[21]
Marketing trở thành lý thuyết của kinh doanh hiện đại, là công cụ gắn hoạt động của doanh nghiệp với thị trường, là khâu then chốt của hoạt động và phát triển doanh nghiệp. Marketing ngày càng trở nên thiết yếu đối với doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực của nền kinh tế xã hội. [19]
Marketing – chìa khoá của mọi sự thành công !
Lịch sử hình thành Marketing đã khẳng định: Marketing là sản phẩm của nền kinh tế thị trường. Marketing đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong các doanh nghiệp nói chung và trong các NHTM nói riêng.[16]
Trong thời gian qua, các NHTM đã rất tích cực trong việc tiến hành các hoạt động Marketing. Các chương trình khuyến mại làm thẻ, quảng cáo thương hiệu, các chương trình quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng,… liên tục được áp dụng rộng rãi đã tạo tiền đề để các NHTM đạt được những kết quả nhất định và nâng cao hoạt động Marketing cho ngân hàng, tiến dần đến thông lệ khu vực và quốc tế.
Ngoài ra, nắm bắt tâm lý người tiêu dùng, bao giờ cũng rất quan tâm tới những đợt khuyến mãi, các NHTM đã dưa ra nhiều hình thức khuyến mãi khác nhau đem lại lợi ích thiết thực và hấp dẫn khách hàng như: chiến dịch khuyến mại mở thẻ ATM tại các điểm giao dịch, tặng quà cho khách hàng trong những dịp khai trương trụ sở mới hay giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới...
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và thanh toán thẻ nói riêng có vai trò quan trọng và mang lại nhiều lợi ích đối với sự phát triển kinh d oanh của các ngân hàng, của khách hàng và của cả nền kinh tế.
- Thanh toán bằng thẻ còn giúp chủ thẻ cò thể sử dụng được nguồn tín dụng do NHPH cấp mà không bị tính lãi trong khoản thời gian quy định. Bạn muốn mua sắm một thứ gì đó, nhưng chưa có lương lại ngại vay mượn những người xung quanh, hãy mở tài khoản thẻ tín dụng, nó sẽ giúp bạn giải quyN 71;t vấn đề dễ dàng. Khi đến hạn, bạn chỉ cần trả một khoản tiền tối thiểu, khoản còn lại sẽ được miễn phí nếu bạn thanh toán đúng hạn.[7]
Với nhiều công dụng và tiện ích, thẻ không những mang lại lợi ích cho nền kinh tế xã hội mà, cho chủ thẻ, NHPH, NHTT mà còn đóng góp vào hiệu quả hoạt động của ĐVCNT.
Thứ nhất, khi cơ sở chấp nhận thẻ, sẽ tăng thêm được sự trang trọng, uy tín cho cửa hàng bởi vì được NHPH hay NHTT trang bị các máy móc thiết bị hiện đại và huấn luyện đội ngũ nhân viên để phục vụ việc thanh toán bằng thẻ.
Hơn nữa, để được chọn là điểm chấp nhận thẻ, các đơn vị này phải đáp ứng được các yêu cầu nhất định do NHPH hay NHTT đề ra, đặc biệt là quy mô, uy tín, hiệu quả kinh doanh. Do vậy, các điểm tiếp nhận thẻ sẽ khẳng định được vị thế của mình với khách hàng.
Thứ hai, các ĐVCNT gia tăng doanh số bán hàng bởi lẽ nhu cầu sử dụng thẻ không ngừng tăng lên, từ những người có thu nhập cao đến lớp bình dân. Việc tiếp nhận thẻ tạo ra sự dễ dàng cho khách hàng và đem lại sự thuận tiện mà họ mong muốn. Đáp lại điều này, khách hàng sẽ mua nhiều hơn và đại lý bán được nhiều hơn. Một thực tế là những người sử dụng thẻ chi tiêu mua sắm nhiều hơn người mang tiền mặt vì họ không bị giới hạn bởi số tiền mặt mang theo trong ví. Họ có thể mua những loại hàng hóa giá trị cao lên đến vài chục triệu với tấm thẻ bên mình. Vì ít ai mang trong ví nhiều tiền đến thế. Kết quả là đại lý sẽ tăng được hạn mức cung cấp hàng hóa, gia tăng doanh số và lợi nhuận.
Khi giao dịch thanh toán bằng thẻ gia tăng, các cơ sở chấp nhận thẻ tránh được hiện tượng khách hàng dùng tiền giả hay vấn đề khách hàng bị mất cắp tiền tại đơn vị mình. Mặt khác thời gian thanh toán giữa đại lý và chủ thẻ được rút ngắn, giảm thiểu tình trạng chậm trả của khách hàng. Cũng như các ngân hàng, đại lý sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian cho việc kiểm đếm, thu giữ tiền mặt và tận dụng thời gian này để làm những việc hữu ích khác, giúp nhà quản trị sử dụng nguồn lực của đơn vị mình hiệu quả hơn.[20]
Thứ ba, các đại lý là được hưởng lợi ích từ chính sách khách hàng của ngân hàng. Hiện nay các ngân hàng thường có chính sách ưu đãi về tín dụng, về dịch vụ thanh toán gắn với hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ như một chính sách khép kín. Tất nhiên các chính sách này chỉ được xem là giải pháp tạm thời để gia tăng số lượng ĐVCNT. Về lâu dài, đây không phải là chiến lược chính yếu của các ngân hàng.