Trong toán học, một không gian mêtric (tiếng Anh: metric space) là một tập hợp mà trong đó khái niệm về khoảng cách giữa các phần tử được định nghĩa. Không gian mêtric gần nhất với hiểu biết trực quan của con người là không gian Euclid ba chiều. Mêtric Euclid của không gian này định nghĩa khoảng cách giữa hai điểm là độ dài đoạn thẳng nối chúng. Hình học của không gian phụ thuộc vào mêtric được chọn, và bằng các mêtric khác nhau, ta có thể xây dựng các hình học phi Euclid thú vị, chẳng hạn như những loại hình học dùng trong thuyết tương đối rộng của Einstein.
Một không gian mêtric dẫn tới các tính chất tô pô như tập mở và tập đóng, những tính chất này dẫn đến nghiên cứu về các không gian tô pô còn trừu tượng hơn nữa.
Cho tập hợp M và ánh xạ d : X × X → R thỏa mãn các điều kiện sau:
Khi đó hàm d được gọi là hàm khoảng cách hay một mêtric trên tập X và (M,d) được gọi là một không gian mêtric. Đôi khi, nếu đã ró ràng là đang sử dụng mêtric nào người ta chỉ viết M mà không kèm theo d.
Điều kiện thứ nhất trong bốn điều kiện trên có thể suy ra từ ba điều kiện sau vì:
2d(x, y) = d(x, y) + d(y, x) ≥ d(x,x) = 0.
Một số tài liệu đòi hỏi X phải là tập khác rỗng.
The treatment of a metric space as a topological space is so consistent that it is almost a part of the definition.
Với một điểm x bất kỳ trong không gian metric M ta định nghĩa một hình cầu mở bán kính r (>0) tâm x là tập
B(x; r) = {y in M : d(x,y) < r}.
Các hình cầu mở này sinh ra một tôpô trên M, và M trở thành không gian tôpô. Cụ thể hơn,, một tập con của M được gọi là mở nếu nó là hợp của (hữu hạn hoặc vô hạn) các hình cầu mở. Phần bù của các tập mở được gọi là các tập đóng. Một không gian tôpô có thể tạo ra từ cách này được gọi là không gian khả mêtric; xem trang Định lý mêtric hóa đẻ biết chi tiết hơn.
Vì không gian mêtric cũng là không gian tôpô, ta cũng có khái niệm hàm liên tục giữa các không gian mêtric. Định nghĩa này tương đương với định nghĩa dùng epsilon-delta cho tính liên tục.