Tài liệu: Khủng hoảng sức khỏe

Tài liệu
Khủng hoảng sức khỏe

Nội dung

Khủng hoảng sức khỏe

Khi tổ chức dịch vụ y tế quốc gia được thành lập năm 1948, nó được coi là một hành động chơi trội, muốn cung cấp y tế miễn phí cho mọi người dân Anh. Tuy nhiên trong những năm 1990, tổ chức này bị chỉ trích ngày càng nhiều, do việc đóng cửa của các bệnh viện ở các thị trấn nhỏ và do thời gian đợi để được chữa bệnh quá lâu. Vấn đề dân số già đi và suy thoái sức khỏe của dân chúng khiến dịch vụ y tế quốc gia phải chịu áp lực rất lớn, vào cuối năm 2003, vẫn còn  khoảng 950.000 người phải chờ để được chữa bệnh.

Dân số già đi là vấn đề đặc biệt căng thẳng. Điều này được thể hiện thông qua nhu cầu thay thế các khớp xương đã bị lão hóa, như khớp xương hông hay xương đầu gối, ngày càng tăng. Một số bệnh nhân buộc phải chờ đợi hàng năm để được ghi tên vào danh sách tiến hành phẫu thuật và việc này khiến nhiều bệnh nhân cao tuổi bất mãn, bởi họ đã đóng bảo hiểm y tế suốt đời.

Chính phủ đang đầu tư nhiều tiền hơn vào các bệnh viện và cho phát triển đội ngũ nhân viên y tế. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người quay sang sử dụng các dịch vụ y tế tư nhân. Dịch vụ kiểu này không phải là giải pháp tốt đối với người nghèo cũng như số người có nguy cơ trở nên nghèo khó. Những người có ít điều kiện hơn buộc phải lựa chọn chữa bệnh thông qua tổ chức Dịch vụ y tế quốc gia, dù phải chờ đợi.

Chính phủ đầu tư vào y tế để cứu vãn lòng tin của những người dân vào tổ chức dịch vụ y tế quốc gia.

Các chuyên gia cho rằng việc không có chế độ ăn cân đối, gồm hoa quả tươi, rau và các thực phẩm quan trọng khác, sẽ dẫn đến giảm sút sức khỏe.

Giữa các vùng, thời gian chờ đợi để được chữa bệnh rất khác nhau. Ở Cardiff, Xứ Uên, 45 % người dân phải đợi trên 6 tháng mới được phẫu thuật, trong khi đó, ở Dorset (vùng nam Anh) chỉ có 0,5 % người dân phải đợi như vậy. Những vùng dân cư sức khỏe kém nhất ở Anh thường chính là những vùng có tỷ lệ đói nghèo cao nhất. Điều này có nghĩa là những vùng cần trợ giúp y tế nhiều nhất lại là những vùng kém khả năng y tế nhất. Glasgow là một trong những thành phố ở trong tình trạng báo động. Người dân sống ở các khu vực nghèo nhất ở đây có tỷ lệ chết ở độ tuổi trước 65 cao gấp ba lần rưỡi so với những người sống ở các quận giàu có hơn là Cambridgeshire và Surrey.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1075-02-633393625678306250/Tinh-trang-xa-hoi/Khung-hoang-suc-khoe.ht...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận