Tài liệu: Khu bảo tồn Sinharaja

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Từ năm 1875, khu rừng Sinharaja của Sri Lanka, đã đưa vào làm nơi nghỉ ngơi, an dưỡng. Diện tích toàn bộ khu bảo tồn thiên nhiên Sinharaja là 8.864 ha. Năm 1988, khu bảo tồn thiên nhiên này được UNESCO ghi vào danh sách Di sản tự nhiên thế giới.
Khu bảo tồn Sinharaja

Nội dung

Khu bảo tồn Sinharaja

Từ năm 1875, khu rừng Sinharaja của Sri Lanka, đã đưa vào làm nơi nghỉ ngơi, an dưỡng. Diện tích toàn bộ khu bảo tồn thiên nhiên Sinharaja là 8.864 ha. Năm 1988, khu bảo tồn thiên nhiên này được UNESCO ghi vào danh sách Di sản tự nhiên thế giới.

Sinharaja là dãy đất hẹp, địa hình nhấp nhô, không bằng phẳng, thuộc vùng đất thấp miền Tây Nam ẩm thấp của xứ Sri Lanka. Đây là vùng đất rộng lớn nhất ở phần còn lại cuối cùng của đất nước Sri Lanka. Nơi đây mưa nhiều, đất thấp. Khu vực bảo tồn thiên nhiên Sinharaja là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu của nước Sri Lanka. Các loài thực vật ở đây rất phong phú đa dạng, đều là những thứ có thể mang lại cho người dân ở đây những nguồn lợi to lớn. Trên 66% diện tích khu bảo tồn thiên nhiên Sinharaja là rừng nguyên sinh chưa bị con người phá hoại, mặc dầu ở ngoại vi của khu bảo tồn thiên nhiên này có khoảng 500 người làm ăn sinh sống. Đặc biệt có một số gia đình người bản địa ở gần với vùng giáp ranh của khu bảo tồn Sinharaja.

Nhưng nhờ vào việc cấm đoán không cho mọi người vào chặt phá, săn bắn bừa bãi, hơn nữa cũng do khu rừng trũng có địa thế hiểm trở, dốc núi dựng đứng, cho nên đến năm 1970, khu rừng Sinharaja còn phong phú đa dạng sinh học, chưa bị con người, thiên nhiên tàn phá bao nhiêu. Trong toàn bộ khu bảo tồn có 14.000 ha được chặt tỉa theo chỉ định đặc biệt từ khi giao khu rừng này cho cơ quan nghiên cứu khoa học, giáo dục và du lịch trực tiếp quản lý, thì thực tế đã hạn chế rất nhiều người dân bản địa vào rừng chặt phá. Hơn nữa phải thừa nhận rằng luật pháp ở đây đã được thực thi nghiêm chỉnh, trên cơ sở tổ chức kiểm tra, kiểm soát thường xuyên. Nhờ đó đã bảo vệ tốt khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã quý hiếm. Nhưng do vấn đề kinh tế xã hội, điều kiện giáo dục, y tế thiếu thốn thấp kém, mặt khác do sản xuất nông nghiệp bị sa sút, mùa màng bị thất bát, buộc con người phải đốt nương rẫy trồng chè. Hơn nữa nhu cầu xã hội và dân chúng địa phương rất cần đền gỗ xây dựng nhà cửa và làm đồ gia dụng, thì việc chặt phá rừng là điều khó tránh khỏi, nếu công tác bảo vệ rừng bị buông lỏng.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4162-02-633705660566336167/Srilanca/Khu-bao-ton-Sinharaja.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận