Tài liệu: Kim Tự Tháp Đất Linon

Tài liệu
Kim Tự Tháp Đất Linon

Nội dung

Kim Tự Tháp Đất Linon

Tàn tích còn lại trong kỳ băng hà gần đây

Đối với nhiều người, hễ nhắc đến núi Alpes thì họ liền liên tưởng đến cảnh núi cao vút tới ngàn mây, che phủ trên cánh đồng tuyết và sông băng bao ba. Nhưng núi Alpes ở miền Bắc Italia có đặc điểm rất khác lạ: Đỉnh núi Dolomiti ở đây cao vút và dốc đứng khiến người ta kinh ngạc. Vách lởm chởm giống như một hàm răng khổng lồ đâm thẳng lên trời, biến thành vùng leo núi tuyệt nhất trong dãy núi Alpes. Tuy núi không quá cao, nhưng phần lớn thời gian trong ngày nằm phơi dưới ánh mặt trời. Bolzano về phía Tây Marmolada, đỉnh cao 3.200 mét nằm trong dãy núi có những ngọn đẹp nhất thuộc khu này hợp thành, mặt Đông Bắc của nó là một cao nguyên dài rộng nhấp nhô như lượn sóng, gọi là Linon hoặc Lidon. Cao nguyên do đá cứng kết thành, còn có hạt tinh thể đơn hợp cùng trầm tích acid photphoric Magiê và acid photphoric can xi (đá đôlômit) mà chỉ loại đá Dolomiti mới tạo thành sự đối chọi rõ nét. Ngọn núi trên nóc cao nguyên Rittenahoch, cao 2.261 mét, đứng ở đây ta có thể nhìn thấy cảnh sắc huy hoàng của núi Dolomiti và núi Glokna ở phía Đông nước Áo.

Nhưng ở chỗ thấp hơn, có thể thấy rõ cảnh sắc tự nhiên thật tuyệt vời. Ở thôn Lanmos, phong cảnh đẹp như tranh, nằm gần hang Fenstobak, thấp thoáng trong rừng ngả nghiêng, mọc nhiều “Kim tự tháp đất” nổi tiếng, còn gọi là cột đất Linon.

Những cột này mọc kề bên nhau thành cụm nhìn giống như một đám người gầy, cao, nhỏ nhắn, choàng áo không tay đi trong rừng cây. Trên nhiều cột đất còn đội viên đá tròn trĩnh, hiện tượng đất đai lạ lùng, độc đáo đó, liên quan với kỳ băng hà gần đây, bấy giờ khu này bị sông băng dày che phủ.

Khi sông băng rút đi, để lại hình thể như vậy... tuy nhiên, nó cuốn theo vô số mảnh vụn đá sỏi; đến khi băng tan chảy thì chất đống lại, tạo thành trầm tích. Giống như cái tên của nó, sỏi bùn cũng gồm cả đá sỏi, nhưng cái chính là bùn kết lại rồi hóa thành đất, bị nước mưa mang đi, chỉ có đất được đá sỏi hoặc tảng đá lớn che chở mới có thể đứng vững. Đất ở chung quanh đó bị cuốn đi nên có viên đặt trên đỉnh tháp. Sau cùng cột đất nào bị ăn mòn không chống đỡ nổi thì đổ sập. Mưa gió không ngừng ăn mòn đỉnh nhọn và một cụm đá sỏi khác lộ dần để sinh ra tháp mới...




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1368-02-633423070514771250/Ky-quan-thien-nhien-the-gioi/Kim-Tu-Thap-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận