Làm gì khi muốn góp ý kiến với bạn của mình?
Trong tình bạn, bạn không nên đòi hỏi sự công bằng một cách tuyệt đối. Những điều có ý nghĩa nhất với bạn khi còn ngồi trên ghế nhà trường là gì nếu không ngoài những niềm vui, sự hứng khởi, các thầy cô giáo với những kiến thức mới mẻ, các bạn cùng học với mục tiêu cùng phấn đấu cho cuộc sống, sự nghiệp trong tương lại?
Bạn bè luôn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Các thầy cô giáo ở trường tuy vô cùng đáng kính và thân thiện nhưng vì không cùng trang lứa nên chúng ta sẽ không thể cảm thấy gần gũi, thân thiết và bình đẳng như với những người bạn. Với một số người, tình bạn khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã trở thành một phần không thể quên trong suốt cuộc đời?
Tuy nhiên, không phải lúc nào những người bạn cũng chỉ mang lại cho bạn niềm vui, sự thoải mái. Cũng có lúc bạn sẽ phải than rằng: Tại sao những người bạn xung quanh mình lại không thể là người đáng tin cậy được? Bạn luôn muốn có một tình bạn thật sự công bằng, có thể tin cậy và dựa dẫm hoàn toàn vào nhau nhưng lại không thể tìm thấy được, vì sao lại vậy?
Đúng là như vậy! Tình bạn được xây dựng trên nền tảng cơ bản là sự bình đẳng, không ai ở thứ bậc cao hơn người khác. Tuy nhiên, như vậy cũng không có nghĩa là bạn phải giống với bạn của mình trong mọi lúc và phải luôn ở trong trạng thái cân bằng về mặt tình cảm. Đây là một việc không thể thực hiện được trong cuộc sống hiện nay.
Trong suy nghĩ của rất nhiều bạn trẻ, tình bạn là mối quan hệ trao đổi giữa cho và nhận, cũng giống như bạn phải trả một cái giá nhất định nào đó thì mới có được món đồ mà mình yêu thích vậy.
Bạn cần phải hiểu rằng, mỗi chúng ta đều có điều kiện, hoàn cảnh gia đình, năng lực học tập không giống nhau. Đôi khi, sự khác biệt giữa những người bạn học là rất lớn. Nếu luôn đòi hỏi sự công bằng tuyệt đối, bạn sẽ không thể kết bạn được với những người giỏi hơn hoặc kém hơn mình về một điều kiện nào đó. Nếu có điều gì đó không công bằng, bạn liền đẩy trách nhiệm sang cho người khác; hoặc bạn luôn coi trọng sự qua lại lẫn nhau giữa những người bạn, tạo ra áp lực tâm lý nặng nề trong tình bạn, thì bạn sẽ không thể tìm được sự thoải mái, vui vẻ và nhẹ nhõm trong chính tâm hồn mình. Những tình bạn như vậy liệu có tồn tại lâu dài được hay không?
Vậy chúng ta cần phải làm gì để có được một tình bạn thật sự bền chặt, lâu dài? Chỉ cần bạn luôn hết lòng với bạn bè của mình là được. Bạn không nên lúc nào cũng nghĩ rằng người bạn đó đang mang ơn mình hoặc mình đang mắc nợ một ai đó. Nếu làm như vậy là bạn đã gán cho tình bạn của mình quá nhiều danh lợi và sẽ không thể tìm được cho mình một người bạn thật sự thân thiết.
Không nên quá tính toán đến cho và nhận
Bạn đừng ngần ngại giúp đỡ người khác mỗi khi có thể và cũng đừng nên e dè khi cần ai đó giúp đỡ mình. Nếu tính toán quá nhiều giữa lợi và thiệt thì bạn không thể có được những tình bạn gắn bó bền lâu.
Nới lỏng tiêu chuẩn đối với những người bạn học
Tình bạn không phải là một loại hàng hóa. Nếu quá chú trọng đến “giá trị” của nó, thì bạn khó mà tìm được những người bạn chân thành. Nếu bạn luôn đặt ra những yêu cầu cao mà bỏ lỡ mất các cơ hội để làm cho tình bạn thêm thân thiết, gắn bó thì sẽ chỉ làm cho mình ngày càng cô đơn vì ngày càng ít bạn hơn mà thôi.
Hãy nhớ rằng: Thực tế là một tình bạn hoàn toàn công bằng sẽ không bao giờ tồn tại?
“Bạn nên giúp đỡ một người bạn nào đó trong lúc họ gặp khó khăn, đừng nói chuyện phiếm nếu việc đó quả thật đã là vô vọng” (Aesop)
“Toàn bộ bí quyết để có được một người bạn chân thành là không nên quá tính toán đến kết quả, không nên tính toán đến việc liệu người đó có thích bạn hay không mà hãy làm ngay những việc có thể khơi dậy lòng yêu thương và tình bạn”. (Carnegie)
“Làm gì có tình bạn nếu chúng ta cứ tính toán chi li với nhau đến từng đồng một”.