Lâu đài Athambra ở Tây Ban Nha
Sau khi triều Umayyad đóng đô ở Cordoba bị sụp đổ vào giữa thế kỉ XI, Tây Ban Nha đã sống dưới sự cai trị của một loạt triều đại Hồi giáo khác nhau. Xét về mặt văn hóa, những triều đại này không có những cống hiến đặc sắc lắm. Phải đợi đến triều Nasrid (1232 - 1492), nền văn hóa Tây Ban Nha mới có cơ hội phát triển mạnh mẽ một lần nữa. Tại kinh đô mới là Grenada, triều Nasrid đã kiến tạo một nền văn hóa mà vẻ tuyệt mĩ của nó chỉ có thể được sánh với vẻ rực rỡ huy hoàng của triều đại Hồi giáo đấu tiên trong lịch sử Tây Ban Nha - triều Umayyad.
Thành tựu văn hóa đáng chú ý nhất của triều Nasrid là việc xây cung điện Alhambra ở kinh đô Grenada.
Nằm trên một đỉnh đồi bằng phẳng rộng độ 4.000m2, nhìn xuống thành phố, cung điện Alhambra được xây dựng dưới hai triều vua Yusufi (1333 - 1853) và Muhammed V (1353 - 1891) theo một hoạch đồ không có quy cách rõ ràng. Đúng ra, nó là một tập hợp các đơn vị kiến trúc riêng lẻ được bố trí chung quanh hai sân chầu chính. Hai sân chầu này thuộc hai khu vực khác nhau của cung điện. Khu thứ nhất bắt đầu từ cổng chính. Cổng nằm ở phía tây, tiếp sau đó là một loạt đơn vị kiến trúc khác được xây kế tục nhau theo chiều từ tây sang đông. Khu thứ hai của cung điện thay đổi theo hướng từ bắc xuống nam. Thành phần chính của bộ phận này là một sân chầu hình chữ nhật rộng lớn, chung quanh có trồng cây sim rợp bóng mát. Sân chầu có chiều dài khoảng 42m, rộng 22m, ở giữa có một hồ nước trong veo xây bằng đá cẩm thạch. Tiếp đó là "Sảnh các Sứ giả''. Đây là một căn phòng hình vuông mỗi cạnh dài 11m, nóc là một đinh vòm cao tới 22m. Đây là nơi nhà vua tiếp các sứ thần ngoại quốc, vì đối diện với cửa ra vào của Sảnh là ngai vàng của vua.
Hình 75: Sân chầu sư tử ở cung điện Alhambra
Hình 76: Nóc vòm trong cung điện Alhambra
Phần cuối cùng của cung điện lại được bố trí theo trục đông - tây. Giống như tử cấm thành của vua chúa Phương Đông, nơi đây được dùng làm nơi ở của các thê thiếp. Do đó người ngoài bị cấm nghiêm ngặt không được vào đây, ngoại trừ nhà vua, các thành viên trong hoàng tộc và người hầu của họ.
Phần lớn những công trình kiến trúc đẹp nhất của cung Alhambra đều tập trung ở phần cuối cùng này. Trước hết là Sa la de los Abencerrajes. Đây là nơi mà theo truyền thuyết đã diễn ra một tấn bi kịch rùng rợn. Muhammed Buabdil, vị vua của dòng Nasrid, cũng là vị vua Hồi giáo cuối cùng ở Tây Ban Nha, đã tổ chức một buổi yến tiệc, nhưng vì một nguyên do nào đó không được rõ, đã cho quân phục sẵn ùa ra giết sạch các thực khách. Về mặt kiến trúc, gian phòng có hình vuông hoàn chỉnh với mái vòm rất cao, phía dưới là các cửa sổ hình mắt cáo. Mái được lợp bằng các viên ngói màu lục, nâu, đỏ và vàng trông rất bắt mắt. Các cây cột đỡ mái ngói phần trên được xây thành hình vòng cung thật khéo léo.
Đối diện với phòng trên qua ''Sân chầu sư tử'' là ''Phòng hai thiếu nữ''. Có lẽ đây là căn phòng đẹp nhất của cung điện Alhambra. Phần nóc vòm là một kiểu kiến trúc vô cùng độc đáo, vì nó trông giống như một tổ ong với hơn 5.000 tổ và không cái nào trông giống cái nào. Do các đà chống và nóc vòm đều được xây biến dạng thành hình tổ ong mà khách thưởng lãm có cảm tưởng như cả nóc vòm được treo lơ lửng. Đây quả là một công trình rất sáng tạo. Tuy nhiên, đơn vị kiến trúc nổi tiếng nhất, có thể nói là nổi tiếng khắp cả thế giới, của cung điện Alhambra lại chính là "Sân chầu sư tử'. Sân có hình chữ nhật dài 35m, rộng 19m, được bao quanh bởi một dãy hành lang thấp mà nóc được đỡ bởi hàng cột bằng đá hoa cương gồm 124 cải. Hàng cột này được bố trí theo kiểu một cột đơn nối tiếp hai cột đôi. Do hình dáng thanh mảnh và không cao nên những cột này tạo được nơi người xem ấn tượng nhẹ nhàng và gần gũi. Mỗi đầu sân là một tiền đình có mái hình vòm với kiểu kiến trúc thanh thoát được trang trí và thếp vàng trông thật đẹp.
Sân chầu được lát bằng gạch màu vàng đã làm nổi bật các hàng cột bằng đá hoa cương trắng. Nóc của các dãy hành lang bao quanh sân được lợp bằng ngói màu lục và vàng. Chi tiết đáng chú ý nhất là ''Đài phun nước sư tử''. Đài phun được làm bằng đá thạch cao tuyết hoa và được nâng bởi 12 trụ đỡ bằng đá hoa cương. Các trụ đỡ này tạc hình sư tử. Tuy không được chạm khắc thật tỉ mỉ, nhưng các pho tượng vẫn toát ra vẻ uy dũng và tráng liệt của loài thú chúa tể. Công trình điêu khắc tuyệt tác này được dùng để đặt tên cho sân chầu.
Năm 1492, chế độ cai trị của người Hồi giáo ở Tây Ban Nha cảo chung. Thế chỗ nó là triều đại của các vị vương theo đạo Công giáo La Mã. Do được Giáo hoàng tích cực giúp đỡ trong quá trình đánh đuổi người Hồi giáo, các chủ nhân mới của Tây Ban Nha đã trả ơn Giáo hoàng bằng cách tiêu diệt ảnh hưởng của đạo Hồi, mở rộng và tăng cường vị thế của đạo Công giáo. Số phận của cung điện Alhambra cũng vì vậy mà trở nên lao đao.
Phần ngoài của công trình bị sơn vôi trắng, các họa phẩm trang trí trên tường và những phần mạ vàng bị tẩy xóa, các vật dụng trong nội thất bị bôi bẩn, đập phá hoặc cướp mang đi. Sau đó, dưới thời Hoàng đế Cados V (1516 - 1556) và vua Fellipe V (1700 - 1746), Alhanlbra có được trùng tu, nhưng lại không theo đúng kiểu thức kiến trúc của người Hồi giáo, do đó đã làm sút giảm giá trị nghệ thuật của công trình.
Trong gần một thế kỉ sau đó, Alhambra bị bỏ hoang, mặc cho thời tiết và bàn tay con người hủy hoại. Mãi đến năm 1828, việc trùng tu mới được khởi sự một cách nghiêm túc và kéo dài trong nhiều thập niên liền. Nhờ vậy, Alhambra mới lấy lại được vẻ tráng lệ ban đầu của nó. Ngày nay, Alhambra được xếp hạng là một trong những viên ngọc quý, biểu tượng của nghệ thuật Hồi giáo.