Tài liệu: Lực dính của các lưu thể

Tài liệu
Lực dính của các lưu thể

Nội dung

LỰC DÍNH CỦA CÁC LƯU THỂ

 

Đổ nước ra khỏi một cốc thuỷ tinh là một việc dễ dàng, thế nhưng việc đổ sơn ra khỏi cốc thì lại khó hơn nhiều. Đó là do sơn có tính bán dính lớn. Sơn có tính dính bám lớn là do giữa các phần tử của sơn có lực dính. Thực ra nước cũng có lực dính (dù nhỏ hơn sơn nhiều). Tính dính bám là một đặc tính chung của các lưu thể.

Bất kỳ chất lỏng nào khi chảy đều có tính dính bám, tuy nhiên, chúng có độ bám dính khác nhau. Khi bạn đổ một ít nước và ít glyxerin lên mặt bàn nghiêng, bạn sẽ thấy nước chảy xuống phía thấp nhanh hơn, glyxerin chảy chậm hơn điều đó cho thấy ở glyxerin có lực dính lớn hơn so với nước. Chất khí cũng có tính dính bám, có điều ở chất khí thì lực dính nhỏ hơn ở chất lỏng nhiều. Khi chất lỏng chảy thành dòng thì các lớp chất lỏng có hiện tượng chuyển động trượt tương đối do tính dính bám của chất lỏng. Giữa các lớp chất lỏng có một loại trở lực đối với chuyển động do có lực dính, người ta gọi đó là lực nội ma sát.

Trở lực dính tồn tại ở khắp nơi. Khi bạn đi xe ô tô, bạn dễ dàng cảm nhận thấy trở lực của không khí, thực tế đó chính là do tác dụng của trở lực dính bám. Để giảm bớt trở lực của các lưu thể, người ta chế tạo các ô tô nhỏ có dạng hình thoi, các tàu ngầm có dạng con thoi.

Trở lực dính bám không chỉ toàn có hại, có lúc rất cần thiết, thậm chí không thể thiếu được. Khoa học chỉ ra rằng, một giọt mưa nhỏ thường có tốc độ rơi rất bé, nhưng nếu không có sức cản không khí nó có thể xuyên thủng một tấm thép dày 1mm, liệu cơ thể người có chịu đựng được tác dụng của giọt mưa này không? Những ngôi sao băng rơi xuống Trái Đất từ trên trời cao, nếu không có trở lực của bầu khí quyển, liệu Trái Đất có tránh được tai nạn khủng khiếp không?




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/543-02-633338503347616250/Dong-va-tinh/Luc-dinh-cua-cac-luu-the.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận