Tài liệu: Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo, Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo và đảng Xã hội Dân chủ Đức

Tài liệu
Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo, Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo và đảng Xã hội Dân chủ Đức

Nội dung

LIÊN MINH DÂN CHỦ CƠ ĐỐC GIÁO, LIÊN MINH XÃ HỘI CƠ ĐỐC GIÁO VÀ ĐẢNG XÃ HỘI DÂN CHỦ ĐỨC

Các chính đảng ở Đức trên căn bản vẫn là các chính đảng tồn tại ở Liên bang Đức trước khi nước Đức thống nhất. Những đảng phái chính gồm có: Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo, Liên minh xã hội cơ đốc giáo, Đảng xã hội Dân chủ, Đảng Tự do Dân chủ và Đảng xanh thành lập năm 1980. Hiện nay, liên minh ba  đảng Dân chủ cơ đốc giáo, xã hội cơ đốc giáo và Tự do Dân chủ đang cầm quyền ở Đức. Trước kia, Đảng xã hội Dân chủ một thời đã liên minh với Đảng Tự Do Dân chủ lên cầm quyền hơn mười năm.

Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo và Liên minh xã hội cơ đốc, giáo là hai chính đảng lớn ở Đức. Về mặt tổ chức, đó là hai đảng độc lập, nhưng về chính trị, hai đảng này hợp tác chặt chẽ với nhau, có cương lĩnh tranh cử thống nhất, hoạt động tranh cử chung, thống nhất một đảng đoàn trong nghị viện, những năm gần đây lại cùng cầm quyền giống như một đảng, cho nên người ta gọi là ''đảng liên minh''.

Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo thành lập tháng 7 năm 1945, có 68 vạn  đảng viên, chủ yếu là những chủ xí nghiệp lớn, địa chủ lớn, chủ nhà băng, có  quan hệ chặt chẽ với tập đoàn tài chính Rua. Liên minh xã hội cơ đốc giáo thành lập tháng một năm 1946, có 17 vạn đảng viên, quan hệ rất chặt chẽ với nhiều tập đoàn  tài chính lớn. Konrad Adenauer - Người giữ ghế Thủ tướng nước Đức lâu nhất sau chiến tranh chính là lãnh tụ và người sáng lập ra đảng này.

Đảng xã hội Dân chủ thành lập năm 1875 trên cơ sở hợp nhất giữa Hiệp hội công nhân Đức và một số phần tử cảnh tổ của Tổng công hội công nhân Đức Với sự giúp đỡ của Marx và Engels, đảng đã tiến hành một đường lối cách mạng  thực sự chống lại chủ nghĩa cơ hội tả khuynh và hữu khuynh, tham gia tích cực vào việc thành lập Quốc tế II và trở thành đảng có uy tín trong phong trào cộng  sản và công nhân quốc. Cuối năm 1918, những người thuộc phái tả đã tách ra khỏi đảng thành lập Đảng Cộng sản Đức. Trong đảng chỉ còn lại những người  thuộc phái hữu và phái giữa, ngày càng đi sâu và con đường cơ hội chủ nghĩa. Khi Hitler lên nắm quyền, Đảng xã hội Dân chủ bị cấm hoạt động từ tháng 6 -  1933 .

Sau khi chủ nghĩa phát xít Đức bị đánh bại, Đảng Xã hội Dân chủ hoạt động trở lại. Ở Đông Đức, Đảng Xã hội Dân chủ hợp nhất với Đảng Cộng sản thành lập Đảng xã hội Thống nhất Đức. Còn ở Tây Đức các tổ chức của đảng cũng tổ chức đại hội vào tháng 5 - 1946, tuyên bố thành lập Đảng xã hội Dân  chủ Đức.

 

 

 

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/827-02-633369361044531250/Chinh-dang-va-to-chuc-chinh-tri-o-mot-so-n...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận