Mỏ muối Wieliczka
Mỏ muối Wieliczka nằm sâu bên dưới thành phố phía Nam của Ba Lan, Wieliczka có một phòng trưng bày nghệ thuật đá cẩm thạch của người nghèo, đó là các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc được làm bằng muối.
Kể từ thế kỷ XVII, những người thợ mỏ Ba Lan đã sử dụng những kỹ xảo nghề nghiệp của mình để khắc những kiệt tác vào trong kho tàng các công trình nghệ thuật bằng muối cổ xưa nhất châu Âu, bắt đầu từ cách đây 1000 năm. Trong thời kỳ Trung cổ các mỏ muối này mang lại cho các vị vua chúa Ba Lan khoản khu rất lớn.
Tại Wieliczka có 2.000 hang động trải dài 180 dặm chia thành 9 tầng. Để trừ tà ma ẩn náu trong các mỏ muối, những người thợ mỏ - nghệ nhân - đã biến muối thành các bàn thờ, các bức phù điêu và nhiều bức tượng của các vị thánh, các anh hùng và các nhân vật truyền thuyết, huyền thoại. Vào năm 1689, một nghệ nhân và là một thợ mỏ đã khắc một miếu thờ bằng muối để thờ thánh Anthony. Ông tổ của nghề khai mỏ. Trên những bức tường của một ngôi miếu dài 177 feet thờ Hoàng hậu Kinga, những người thợ mỏ ở vào đầu thế kỷ XX đã khắc những bức phù điêu miêu tả “Bữa tiệc cuối cùng” và những cảnh lấy trong kinh thánh khác. Truyền thuyết kể rằng Hoàng hậu Kinga đã đánh tuột một chiếc nhẫn đính hôn của mình xuống một dòng suối nước mặn ở đất nước Hungarie quê bà và tìm thấy nó ở Wieliczka, mang lại muối cho Ba Lan như là một thứ của hồi môn.
Trong chiến tranh Thế giới lần thứ II, Đức Quốc xã đã đổ sàn bê tông lên một hang động để lập một nhà máy chế tạo máy bay ở đó để có thể tránh được bom của quân đồng minh. Kể từ đó các hang động khác trở thành phòng làm nơi tiêu khiển, rạp chiếu phim, quán café, nơi mà những người mắc bệnh hen suyễn tìm đến để tìm phương thuốc từ bầu không khí mát mẻ mà không bị ô nhiễm: Một viện bảo tàng dưới lòng đất đã bảo tồn các thiết bị và dụng cụ được muối bám vào lớp ngoài.
Những người thợ mỏ - nghệ nhân Wieliczka đã xây dựng nên một tượng đài cho nghệ thuật và công nghiệp của đất nước Ba Lan. Mỏ muối Wieliczka được UNESCO ghi vào danh sách Di sản văn hóa thế giới năm 1978.