Tài liệu: Một số cách ứng phó khi gặp kẻ xấu có ý định xâm hại tình dục với bạn

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Một số hành vi quấy rối thường gặp \r\n- Va chạm cơ thể: Là những động chạm một cách cố ý, có thể là va chạm bằng vai hoặc bằng tay,...\r\n
Một số cách ứng phó khi gặp kẻ xấu có ý định xâm hại tình dục với bạn

Nội dung

Một số cách ứng phó khi gặp kẻ xấu
có ý định xâm hại tình dục với bạn

Một số hành vi quấy rối thường gặp

- Va chạm cơ thể: Là những động chạm một cách cố ý, có thể là va chạm bằng vai hoặc bằng tay,...

Ví dụ: Những va chạm cơ thể xảy ra một cách cố ý khi bạn đang đi trên xe buýt, hè phố hoặc ở những chỗ đông người khác, ...

- Sự tiếp xúc bằng lời nói: Luôn cố ý nói những điều liên quan đến tình dục vào những lúc không cần thiết, dò hỏi những chuyện riêng tư của người khác, đưa ra những lời bình phẩm, đánh giá không hay,...

Ví dụ: Những kẻ quấy rối bằng lời thường lợi dụng các cuộc điều tra qua điện thoại để dò hỏi những vấn đề có liên quan đến chuyện tình dục của người khác.

- Những hành vi phi ngôn ngữ: Cố ý hôn gió hoặc tạo ra tiếng hôn khi nói chuyện; động tác cơ thể hoặc động tác tay đều có những ám hiệu liên quan đến chuyện tình dục, tích trữ nhiều sách báo, tranh ảnh có liên quan đến chuyện này.

Ví dụ: Kẻ quấy rối cố tình hôn gió khi gặp một bạn gái trên đường phố,...

- Dùng tình dục làm hành vi hối lộ, đút lót người khác nhằm được việc cho mình. Họ có thể dùng những thủ đoạn hoặc thậm chí bắt ép người khác phải quan hệ tình dục để thỏa mãn cho mình.

Ví dụ: Thầy giáo lấy tình dục làm điều kiện để trao đổi với nữ sinh về chuyện được lên lớp, được thêm điểm trong bài thi; giám đốc công ty lấy tình dục làm điều kiện để trao đổi với nữ nhân viên về chuyện nhanh chóng được thăng chức, được lên lương,...

Những hành vi quấy rối không chỉ bó hẹp trong phạm vi va chạm về cơ thể; những lời nói, động tác khiếm nhã đề cập đến chuyện tình dục mà còn bao gồm cả những hành vi, lời nói, việc làm gây cho người bị hại cảm giác sợ hãi, không thoải mái, không vui vẻ, khiến họ cảm thấy không được tôn trọng.

Chống lại những hành vi quấy rối như thế nào?

- Kỹ năng 1: Thể hiện rõ thái độ cự tuyệt của mình.

Bạn cần thể hiện rõ thái độ cự tuyệt ngay từ ban đầu, sự do dự hay chần chừ của bạn sẽ khiến đối phương cho rằng bạn đã đồng ý với lời đề nghị khiếm nhã của họ. Bạn cũng luôn cần giữ bình tĩnh và tỉnh táo để nhìn nhận mọi chuyện thật rõ ràng, khách quan.

- Kỹ năng 2: Hiểu và biết cách sử dụng những kỹ năng phòng vệ cơ bản.

Sự quấy rối thường được thể hiện bằng những hành vi vượt ra ngoài ranh giới của sự thân thiện ở mức độ tình bạn. Cho dù là nam hay nữ, khi nhận thấy người khác có biểu hiện quấy rối với mình, bạn phải thể hiện rõ lập trường cũng như mức độ giới hạn về sự thân thiện mà bạn có thể chấp nhận được.

Kỹ năng 3: Tìm kiếm sự giúp đỡ.

Những người có thể lắng nghe và giúp đỡ được bạn khi bị quấy rối sẽ là cha mẹ, một người bạn tốt, thầy cô giáo hoặc những người lớn khác. Nếu thường xuyên bị quấy rối, bạn có thể ghi lại những ngày tháng, thời gian, địa điểm cụ thể cũng như đối tượng đã quấy rối bạn để làm chứng cứ sau này.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4191-02-633705701750426984/Giao-tiep-voi-nguoi-la/Mot-so-cach-ung-ph...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận