MỘT SỐ SỰ KIỆN KINH TẾ - TÀI CHÍNH CỦA THẾ KỶ XX 1914-1918
Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất làm 70 triệu người phải ngừng sản xuất, 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, sản lượng công nghiệp giảm 50% so với trước chiến tranh, 1,6 của cải vật chất của loài người bị huỷ hoại (trị giá 208 tỷ đô la), tất cả các nước tham gia chiến tranh đều bị thiệt hại, chỉ có 2 nước giàu lên sau chiến tranh là Nhật và Mỹ.
1929 - 1933
Đại khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ sự sụp đổ của thị trường chứng khoán New York tháng 10/1929. Đây là cuộc khủng hoảng quy mô lớn chưa từng có, bắt đầu ở Mỹ, sau đó lan ra các nước trên thế giới. Năm 1933,giá trị sản lượng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới bị giảm mất 37% so với năm 1929, đến năm 1938 mới khôi phục lại đạt mức sản lượng của năm 1928.
1930
Ngày 20/1/1930, Hội nghị quốc tế La Hay đã thông qua quyết định thành lập Ngân hàng Thanh toán Quốc tế nhằm tăng cường sự hợp tác giữa Ngân hàng Trung ương các nước và tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiệp vụ giao dịch tài chính quốc tế. Ngày 17/5/1930, Ngân hàng thanh toán Quốc tế chính thức đi vào hoạt động.
1939 – 1945
Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã để lại hậu quả rất nặng nề: 50 triệu người bị chết, tài sản bị phá hoại là 962 tỷ đô la. Riêng nước Mỹ lại giàu lên nhờ bán vũ khí.
1944
Tháng 7/1944 tại Hội nghị về tiền tệ và tài chính quốc tế tổ chức tại Bretton Woods (bang New Hampshire, Mỹ) 44 nước đã thông qua Hiệp định Bretton Woods thiết lập nên một hệ thống tỷ giá cố định có thể điều chỉnh, trong đó đồng dol1ar giữ vai trỏ chủ chất (hệ thống tiền tệ Bretton Woods) và thành lập Quỹ Tiền tệ Quốc tế với chức năng ban đầu là giữ gìn sự ổn định tỷ lệ giá và đảm bảo sự hợp tác trong lĩnh vực tiền tệ. Hội nghị cũng nắm quyết định thành lập Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (Ngân hàng thế giới).
1945
Ngày 26/6//945, tại Hội nghị San Francisco, các nước tham gia đã ký Hiến chương Liên Hợp Quốc thành lập một tổ chức quốc tế nhằm gìn giữ hoà bình và thúc đẩy tiến bộ kinh tế xã hội trên thế giới gọi là Liên Hợp Quốc (V.N). Ngày 24/10/1945, Liên Hợp Quốc chính thức đi vào hoạt động.
1947
Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) đã được 23 nước ký tại Geneve (30/10/1947), và đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/1948, nhằm giảm bớt hàng rào thuế quan và định ngạch để từng bước tự do hóa thương mại quốc tế. Hiệp định đòi hỏi mỗi nước tham gia phải dành chế độ đối xử tối huệ quốc cho tất cả các nước tham gia khác. Lúc đầu chỉ là một Hiệp định, nhưng sau này GATT đóng vai trò như một tổ chức đảm bảo việc đàm phán giữa các nước thành viên để mở rộng buôn bán quốc tế và giải quyết những tranh chấp trong buôn bán quốc tế. Số thành viên tham gia GATT ngày càng tăng lên. GATT kết thúc vai trò của mình khi WTO được thành lập ngày 1/1/1995.
1949
Thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) gồm các nước thuộc hệ thống Xã hội chủ nghĩa: Liên Xô Albania, CHDC – Đức, Bulgaria, Hungaria, Ba Lan, Rumanla, Tiệp Khắc và Việt Nam. Hội đồng tương trợ kinh tế tan rã vào năm 1991.
1956
Câu lạc bộ Paris ra đời. Đây là một diễn đàn của các nước chủ nợ để bàn về xử lý sự đa phương cho các con nợ. Nợ được xử lý ở đây là nợ chính phủ hay được chính phủ bảo lãnh. Vào năm 1956 đã diễn ra cuộc họp đầu tiên để giải quyết vấn đề nợ của Argentina. Việt Nam lần đầu tiên tham gia CLB này vào năng 1993.
1960
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) được thành lập với các sáng lập viên là Iran, Iraq, Kuwait, Saudit Arabia và Venezuela, nhằm mục tiêu điều phối và thống nhất các chính sách sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ giữa các nước.
1961
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) được thành lập như tổ chức kế nhiệm của tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Âu. Tổ chức này còn được gọi là ''Câu lạc bộ của những người giàu''. Mục tiêu của tổ chức này là đạt được sự tăng trưởng kinh tế và việc làm ổn định cao nhất, tăng mức sống của các nước thành viên, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của các nước thành viên cũng như không phải thành viên, đóng góp và sự mở rộng kinh tế thế giới.
1967
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập để thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế và ổn định chính trị trung khu vực.
1971
Ngày 15/8/197l , Mỹ đã quyết định chấm dứt việc quy đổi dol1ar ra vàng tiếp đó là các đợt phá giá mạnh đồng dol1ar Mỹ vào tháng 12/1971 và tháng 2/1973 đã đánh dấu sự kết thúc của Hệ thống tiền tệ Bretton Woods.
1972
21/4/1972 là ngày ký Hiệp định Bâle thiết lập con rắn tiền tệ châu Âu nhằm hạn chế sự biến động tỷ giá của các đồng tiền thành viên. Đây là một hệ thống tỷ giá dao động trong một biên độ hạn chế so với đồng dol1ar.
1979
Hệ thống tiền tệ châu Âu (S.M.E) được thành lập (13/3/1979) thay thế cho con rắn tiền tệ sau các Hội nghị Brôme (7/7/1978) và Brussel1es (5/12/1978). Hệ thống này dựa trên nguyên tắc tỷ giá ổn định giữa các đồng tiền tham gia hệ thống tiền tệ, xoay quanh đồng ECU (đồng ECU được tính trên cơ sở giỏ tiền tệ gồm các đồng tiền của các nước tham gia Cộng đồng châu Âu. Mỗi một đồng tiền được xác định tỷ giá cố định với đồng ECU, trên cơ sở đó xác định tỷ giá giữa các đồng tiền với nhau). Tuy gọi là tỷ giá cố định nhưng tỷ giá giữa các đồng tiền được phép dao động trong khoảng 2,25%. Các Ngân hàng Trung ương của các nước cần can thiệp để giữ tỷ giá ổn định trong khuôn khổ này. Mọi sự thay đổi tỷ giá vượt khỏi khuôn khổ cần phải được sự đồng ý của tất cả các nước thành viên.
1986
Diễn ra sự kiện đã được gọi là “Big Bang'', có thể được coi là một cuộc đại cách mạng trên Thị trường Chứng khoán. Trong ngày 27/10/1986, cùng một lúc hàng loạt các quy tắc và luật lệ hoạt động và tiêu chuẩn thành viên truyền thống ngự trị bấy lâu nay trên Thị trường Chứng khoán London được xoá bỏ. Đây là một sự kiện đánh dấu một bước tiến dài hướng tới một thị trường tài chính toàn cầu.
1987
Xảy ra sự kiện mà giới tài chính gọi là ''ngày thứ hai đen tôi''. Ngày 19/10/1987, trên Thị trường Chứng khoán New York, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm kỷ lục 508 điểm sau khi giảm mạnh trong tuần trước đó, tạo ra sự sụt giá dây truyền trên thị trường chứng khoán toàn cầu.
1989
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được thành lập để phối hợp hoạt động của các Chính phủ và thúc đẩy phát triển kinh tế và thương mại trong khu vực.
1990
Chính thức khởi động Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu giai đoạn I, bắt đầu tự do hoá các luồng vốn, các luồng hàng hoá dịch vụ và lao động trong các nước thuộc Liên minh.
1993
Hiệp định về Khu vực thương mại tự do ASEAN bắt đầu có hiệu lực. Các nước thành viên ASEAN đang thực hiện chương trình giảm thuế và các biện pháp phi thuế quan để tiến tới đạt được khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).
1995
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã được thành lập (1/1/1995) để thay thế GATT theo quyết định của các Bộ trưởng Thương mại tại vòng đàm phán thứ 8, vòng đàm phán Urugoay của GATT, WTO là tổ chức quốc tế cao nhất quản lý các Hiệp định thương mại quốc tế, xác định khuôn khổ chung cho các đàm phán thương mại quốc tế và xử lý tranh chấp trong buôn bán quốc tế. Cho đến tháng 12/1999, WTO bao gồng 135 thành viên.
Đây cũng là năm khủng hoảng nợ Mexico xảy ra sau quyết định thả nổi đồng pê sô của Chính phủ Mexico ngày 20/12/1994, làm chao đảo nền tài chính khu vực Bắc Mỹ và thế giới. Việc phá giá đồng pê sô làm nợ nước ngoài của Mexico tăng 57%, thu nhập thực tế của người dân giảm 30%. Tuy nhiên những khoản viện trợ khổng lồ của Mỹ, của IMF và từ các nước G7 khác đã giúp Mexico nhanh chóng vượt qua được khủng hoảng.
1997
Khủng hoảng tài chính châu Á bùng nổ sau khi Ngân hàng Trung ương Thái Lan quyết định thả nổi đồng bạt. Đồng bạt mất giá nhanh chóng và việc rút vốn hàng loạt của các nhà đầu tư đã dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính ở Thái Lan. Khủng hoảng này nhanh chóng lan ra các nước châu Á khác (Indonesia, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản. . .) Năm 1999 đại đa số các nước này đã xuất hiện những dấu hiệu rõ rệt của sự phục hồi.
1999
Đồng Euro (đồng tiền chung của các nước thuộc khối Liên minh Tiền tệ châu Âu) chính thức đi vào hoạt động. Tuy nhiên trong giai đoạn chuyển đổi (1999- 2002) đồng tiền này chỉ được sử dụng trong các giao dịch không dùng tiền mặt. Năm 1999 cũng là năm đánh dấu những vụ sáp nhập lớn nhất thế kỷ, đặc biệt trong các lĩnh vực viễn thông, ngân hàng, dầu khí.