Tài liệu: Malaysia - Chính quyền Malay cổ đại

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Chính quyền cổ đại của người Malay ở Melaka và một chính quyền mà quyền lực nằm trong tay những nhà cai trị và các quan chức Malay.
Malaysia - Chính quyền Malay cổ đại

Nội dung

CHÍNH QUYỀN MALAY CỔ ĐẠI

            Chính quyền cổ đại của người Malay ở Melaka và một chính quyền mà quyền lực nằm trong tay những nhà cai trị và các quan chức Malay. Những nhà cai trị Malay của Melaka có gốc ở Singapore, sau khi vương quốc Malay của Singapore bị người Xiêm đánh bại. Các triều vua của Melaka tồn tại hơn một thế kỷ, kéo dài từ cuối thế kỷ thứ 14 đến đầu thế kỷ thứ 16, cụ thể là từ năm 1394 đến năm 1511. Dưới các triều vua Malay, Melaka không những chỉ là một thị trấn mậu dịch giàu có mà còn là trung tâm truyền bá đạo Hồi cho cả vùng Quần đảo. Chính Melaka đã tôn vinh và duy trì sự cai trị của người Malay ở vùng Quần đảo Malay. Chính trị thời đó ổn định và hệ thống pháp luật đúng đắn đã thu hút các nhà buôn trong khắp vùng Quần đảo đến Melaka. Và các nhà buôn từ Trung Hoa, tiểu lục địa Ấn Độ, ở Pegu thuộc Miến Điện và ở Ả Rập cũng đến Melaka để buôn bán.

NHÀ CAI TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA MELAKA: PARAMESWARA (1394 - 1414)

            Parameswara à hoàng tử của Palembang. Năm 1930 ông lấy con gái của hoàng đế Majapahit và trở thành chư hầu của cha vợ, nhưng sau đó bị hoàng đế Majapahit đuổi khỏi Sumatra vì bất trung. Ông đến Tumasek, tức là Singapore trước kia. Người cai trị ở đây đối xử tốt với Parameswara, nhưng chỉ vài ngày sau ông đã giết người này và trở thành thủ lĩnh của Singapore. Parameswara đã cai trị Singapore trong vòng 5 năm như một dạng thủ lĩnh hải tặc.

            Sau đó một đoàn tàu của Majapahit tấn công Singapore. Sau khi chiến thắng đoàn tàu của Majapahit trở về Java. Cuộc tấn công của Majapahit không làm tan rã vương quốc Singapore, nhưng Parameswara phải chạy khỏi Singapore và chỉ cai trị vùng đất này trong tình trạng tàn tạ của nó.

            Cuối cùng Parameswara đến cửa sông Bertam và tìm thấy đất Melaka, trở thành người cai trị đầu tiên ở đây vào năm 1394. Sau khi thành lập Melaka, Parameswara bắt đầu phát triển vùng đất này và cho người của ông trồng trọt các loại chuối, mía, khoai lang và những loại cây lương thực khác. Đích thân Parameswara phụ trách việc mậu dịch ở Melaka. Chỉ trong một thời gian ngắn, tin đồn về thành phố Melaka bắt đầu lan truyền qua Malaya, Sumatra, Java và Ấn Độ, từ đó rất nhiều nhà buôn đã đến buôn bán ở Melaka. Hai năm sau khi Parameswara thành lập Melaka, dân số đã lên đến hai ngàn người.

            Chẳng bao lâu sau, nguồn tin Melaka trở thành trung tâm buôn bán đã đến Trung Hoa. Hoàng đế Trung Hoa phái công sứ đến Melaka năm 1405 và mở đầu cho mối quan hệ thân hữu giữa Melaka và Trung Hoa. Những nhà buôn Trung Hoa bắt đầu đến cảng Melaka và họ là những người đầu tiên đặt cơ sở tại đây. Khi công sứ của Melaka bày tỏ lòng tôn kính đối với hoàng đế Trung Hoa, vị hoàng đế này đã công nhận Parameswara là người cai trị chính thức của vương quốc Melaka.

            Dưới triều đại của Parameswara một số lớn người Java, Ấn Độ, Trung Hoa, Miến Điện và nhiều nước khác đã đến định cư ở Melaka. Năm 1414, Parameswara qua đời và tương truyền được chôn trên đỉnh một ngọn đồi ở Tanjung Tuan, còn gọi là mũi Rachado. Parameswara đã biến Melaka thành một trung tâm mậu dịch sầm uất trong vòng hai mươi năm cai trị Melaka.

NHÀ CAI TRỊ THỨ HAI CỦA MELAKA:VUA MEGAT ISKANDAR SYAH (1414 - 1424)

            Khi Parameswara qua đời năm 1414, người con lên kế ngôi, tên và Raja Ahmad hay còn gọi và Raja Besar Muda. Ông được gọi và vua Megat Iskandar Syah. Trong thời gian trị vì ông đã hai lần sang Trung Hoa để được hoàng đế Trung Hoa thừa nhận cũng như để củng cố vị trí cai trị ở Melaka. Melaka tiếp tục hưng thịnh dưới triều vua Megat Iskandar Syah. Hai mỏ thiếc được phát hiện ở phía Bắc Melaka và được quân lính hoàng gia canh gác. Thiếc được dùng làm tiền trong nước. Hầu hết các thuyền bè của Trung Hoa đến Melaka đều phải đóng thuế. Than và nhựa thông được sản xuất trong các vùng rừng của Melaka. Cây sagu, một loại cây họ cọ mọc trong các vườn của Melaka và một loại cây họ cọ khác gọi là nipah mọc đầy các cửa sông và bãi biển. Nhiều loại cây và rau được trồng như chuối, mía, khoai lang, khoai tây, thơm, hành, gừng, mù tạc, bầu bí, dưa hấu. Các loại gia súc, gia cầm như dê, bò, gà, vịt được nuôi.

            Melaka được bao quanh bởi một bức tường dọc theo bờ biển. Có bốn cửa vào, mỗi cửa đều có lính gác. Các pháo đài được xây dựng bên trong thành, trong đó có những nhà kho được dùng làm kho tàng và kho dự trữ của vương quốc.

            Năm 1424 vua Megat Iskandar Syah qua đời.

NHÀ CAI TRỊ THỨ BA CỦA MELAKA: SERI MAHARAJA (RAJA TENGAH)

            Năm 1424, sau khi vua Megat Iskandar Syah qua đời, con trai của ông là Raja Tengah trở thành người cai trị thứ ba của Melaka. Năm 1424 Raja Tengah cùng vợ sang Trung Hoa để thông báo về cái chết của cha mình và việc lên ngôi của mình. Đến năm 1433, Raja Tengah cùng với vợ con và người em trai tên là Radin Bala cùng với phái đoàn 228 người lại sang Trung Hoa và lưu lại ở đây hai năm. Dưới thời cai trị của Raja Tengah, một tu sĩ Hồi giáo đến Melaka để truyền đạo và đã đặt cho vua Raja cái tên Hồi giáo là Muhammad Syah.

            Vua Muhammad Syah là nhà cai trị đầu tiên của Melaka đặt ra các phong tục và các điều cấm kỵ trong hoàng gia cũng như đối với thứ dân bên ngoài. Các phong tục và những  điều cấm này sau đó vẫn còn được các nhà cai trị tiếp theo áp dụng, tuy có phần rộng rãi hơn.

            Năm 1444, vua Muhammad Syah qua đời sau khi trị vì Melaka được hai mươi năm.

NHÀ CAI TRỊ THỨ TƯ CỦA MELAKA:VUA ABU SYAHID (1444 - 1446)

            Sau khi vua Muhammad Syah qua đời, con trai của ông với hoàng hậu Rokan được chỉ định làm vua thứ tư của Melaka, gọi là vua Abu Syahid. Mặc dù Abu Syahid làm vua nhưng thực tế quyền lực thực sự lại do Raja Rokan, người em họ của mẹ ông, nắm giữ: Các quan trong triều thì ghét Raja Rokan. Raja Rokan lại đuổi Raja Kassim, anh của vua Abu Syahid, ra khỏi cung điện.

            Sau đó Raja Kassim đã hiệp lực với chú của mình là Seri Nara Diraja để chống lại Raja Rokan. Kế hoạch được sự hưởng ứng của nhân dân Melaka, những người cũng ghét Raja Rokan. Cuộc giao tranh tại cung điện nổ ra giữa một bên là những người theo vua Abu Syahid và bên kia là những người theo Raja Kassim. Trong cuộc tấn công, Raja Kassim cố gắng tách rời vua Abu Syahid khỏi Raja Rokan, nhưng đã thất bại. Khi Raja Rokan bị nhóm người theo Raja Kassim đâm, ông ta đã đâm lại vua Abu Syahid để trả đũa. Kết quả là cả nhà vua lẫn Raja Rokan đều bị giết trong cuộc tấn công.

NHÀ CAI TRỊ THỨ NĂM CỦA MELAKA:VUA MUZAFFAR SYAH (1446 - 1456)

            Raja Kassim được chỉ định làm vị vua thứ năm của Melaka khi vua Abu Syahid qua đời. Ông được gọi là vua Muzaffar Syah. Vua Muzaffar Syah đã lấy con gái của Seri Amar Diraja, lúc đó làm tể tướng, và có một người con trai tên và Raja Abdullah.

            Một cuộc tấn công vào Melaka từ nước Xiêm đã nổ ra vào năm 1446. Tun Perak đã lấy người từ Kelang để giúp Melaka đánh đuổi quân Xiêm. Năm 1456, quân Xiêm lại mở một chiến dịch tấn công bằng đường thủy đối với Melaka. Quân Melaka do Tun Perak cầm đầu đứng ra chống trả. Một cuộc giao tranh ác liệt đã nổ ra, cuộc giao tranh đầu tiên mà người Melaka gặp phải. Tuy nhiên họ đã có ưu thế hơn cả về kỹ thuật và kiến thức và cuối cùng đã đẩy lùi được quân Xiêm. Chiến thắng của Melaka lần này đã làm tăng thêm lòng tự tin để đất nước này mở rộng ảnh hưởng trong vùng Quần đảo. Sự thua trận của quân Xiêm đã mang lại sự ổn định chính trị cho Melaka và lám tăng cường uy thế của nó trong vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên, vua Muzaffar Syah đã qua đời sau trận tấn công của quân Xiêm, năm 1456.

NHÀ CAI TRỊ THỨ SÁU CỦA MELAKA:VUA MANSUR SYAH (1456 - 1477)

            Sau khi vua Muzaffar Syah qua đời, con trai ông là Raja Abdullah được chỉ định làm vị vua thứ sáu của Melaka và được gọi là vua Mansur Syah. Vua Mansul Syah lấy Tun Putih Nuur Pualam, con gái của Tun Ali và có vài người con.

            Ngay từ thời gian đầu mới cai trị Melaka, vua Mansur Syah đã nghe nói về Pahang, lúc đó được gọi và Pura, một vùng đất có sông lớn, có nhiều vàng và những cánh rừng bát ngát, do hoàng tộc Xiêm cai trị. Thế là ông quyết định chinh phục vùng đất đó. Nhà vua cử một đoàn gồm hai trăm chiến thuyền do Tun Perak và Tun Hamzah Datuk Bongkok chỉ huy đến Pahang. Cuộc giao tranh nổ ra giữa Pahang và Melaka. Người Pahang; lúc đó do Maharaja Dewa Sura trị vì, dễ dàng bị đánh bại và buộc phải rút lên vùng Thượng Pahang dọc theo sông Pahang.

            Nhưng Sura bị người Melaka bắt cùng với con gái của ông là nàng Wan Seri. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử vua Melaka đi chinh phục một nước khác. Nhà vua sau đó cử Tun Hamzah Datuk Bongkok đến sống và quản lý vùng Pahang như đại điện của nhà vua. Còn công chúa Wan Seri bị bắt thì được cải giáo sang Hồi giáo và lấy vua Mansur Syah. Sau đó, ngoài Pahang, còn có một số nước khác như Inderagiri, Palembang, Jambi, Lingga và Tunggal cũng nằm dưới sự kiểm soát của Melaka.

            Mối quan hệ thân hữu giữa Melaka và Trung Hoa cũng nở rộ dưới triều vua Mansur Syah. Nhà vua cử Tun Perpatih Putih là công sứ sang Trung Hoa. Tun Perpatih đã thành công trong việc ca tụng danh vọng và sự vĩ đại của vua Mansur Syah đến nỗi hoàng đế trung Hoa gả con gái cho ông ta. Một viên quan cùng với năm trăm thị nữ đưa công chúa về Melaka. Và sau khi công chúa đã cải giáo sang Hồi giáo, nhà vua đã đính hôn với nàng và xây cho nàng một cung điện trên một ngọn đồi, sau này được gọi là đồi Bukit China, hay đồi Trung Hoa.

            Khi Melaka trở nên thịnh vượng hơn và mậu dịch phát đạt hơn, vua Mansur Syah đã xây một cung điện nguy nga và tráng lệ ở chân đồi Melaka. Cung điện này và niềm tự hào của Melaka vì nó không những chỉ phản ánh sự giàu sang, phú quý và quyền lực của Melaka, mà còn thể hiện sự tài hoa và những nét đặc biệt trong kiến trúc của Malay. Tuy nhiên, một tai họa đã xảy đến, cung điện bị cháy không lâu sau khi vua Mansur Syah đến ở đó. Sau đó nhà vua đã sai xây dựng lại một cung điện khác cũng nguy nga và tráng lệ như cung điện ban đầu.

            Melaka đã đạt đến đỉnh cao danh vọng của một đế quốc dưới thời trị vì của vua Mansur Syah. Nó không những chỉ giàu có và thịnh vượng nhờ kết quả buôn bán, mà nó còn biến một số nước trong vùng Quần đảo trở thành phụ thuộc. Những nhà cai trị của những nước đó sẽ đến Melaka sau khi đăng quang để nhận lời chúc mừng của vua Melaka. Những nhà cai trị bị lật đổ thì đến Melaka để tìm sự trợ giúp hòng lấy lại quyền kiểm soát đất nước. Một trong những ví dụ và khi vua Zainal Abidin, người cai trị xứ Pasai bị chính họ hàng ông lật đổ đã đến Melaka và khẩn cầu vua Mansur Syah giúp ông lấy lại ngai vàng. Nhà vua bèn cử một đoàn quân tới Pasai đánh bại quân tiếm vị và đưa Zainal Abidin trở lại ngôi báu.

            Dưới triều vua Mansur Syah, rất nhiều nhà buôn từ các nước đã đến Melaka để buôn bán. Melaka cũng đồng thời trở thành trung tâm truyền bá Hồi giáo trong vùng Quần đảo Malay. Nhiều nước trong bán đảo Malay, các hòn đảo Riau-Lingga và Sumatra đã nằm dưới trướng của Melaka. Tuy nhiên khi Melaka đang ở đỉnh cao của sự huy hoàng thì vua Mansur Syah từ trần vào năm 1477 sau khi trị vì được hai mươi mốt năm. Ông nổi tiếng là một trong những nhà cai trị Malay đã đóng góp nhiều cho việc duy trì chủ quyền của Malay.

NHÀ CAI TRỊ THỨ BẢY CỦA MELAKA:VUA ALAUDDIN RIAYAT SYAH (1477 - 1488)

            Sau khi Mansur Syah qua đời, con trai của ông và Raja Hussain được cử làm vị vua thứ bảy của Melaka, gọi là vua Alauddin Riayat Syah. Lúc này ông còn là một chàng thanh niên và được mọi người biết đến về sức mạnh và lòng can đảm. Ngay từ đầu thời gian vua Alauddin Riayat trị vì, Melaka đã bị nạn trộm cướp hoành hành. Đêm nào cũng có những vụ cướp xảy ra. Khi biết được điều này, ông đã quyết tâm xóa sạch nạn cướp bằng cách bắt và xử tử hết bọn cướp để giữ cuộc sống yên lành cho dân.

            Trong thời trị vì của Alauddin, có một số nhà cai trị từ các nước khác đã đến với triều đình. Một người từ khu đảo Moluccas bị quân thù đánh bại, một người khác Terengganu đến Melaka để tỏ tôn kính nhà vua, tất cả đều được Alauddin tiếp đón long trọng.

            Năm 1488, sau khi trị vì được 11 năm, vua Alauddin Riayat từ trần ở tuổi 30. Ông được mai táng ở Pagoh. Tuy nhiên không có thông tin nào giải thích việc vua Alauddin lại được mai táng ở một nơi xa Melaka đến thế. Có thể là Pagoh từ lâu đã có mối quan hệ với các nhà cai trị Malay ở Melaka. Có một vài nhà cai trị Malay khác cũng được mai táng ở Pagoh.

NHÀ CAI TRỊ THỨ TÁM CỦA MELAKA: VUA MAHMUD SYAH (1488 - 1511)

            Sau khi vua Alauddin Riayat qua đời, con trai của ông là Raja Mahmud được chỉ định lên ngôi, gọi là vua Mahmud Syah. Lúc này Mahmud Syah còn quá trẻ nên Melaka được quản lý bởi tể tướng Paduka Tun Perak cùng với sự giúp sức của các quan lại trong triều.

            Paduka Tun Perak qua đời năm 1498 sau khi phục vụ cho bốn triều vua Melaka. Sau đó vua Mahmud cử Tun Perpatih Putih, em trai của Bendahara Paduka Tun Perak làm tể tướng. Khi vua Mahmud trưởng thành, ông cưới người em họ, con gái của vua Muhammad Syah, vua Pahang.

            Vào khoảng năm 1500, Melaka ở vào đỉnh cao của quyền lực và danh vọng. Thành phố Melaka trở thành trung tâm giao dịch vải vóc Ấn Độ, đồ sứ và tơ lụa Trung Hoa và gia vị của Malaysia, và trung tâm của các hoạt động Hồi giáo được đặt tại vùng quần đảo Maiay. Ngày 11  tháng 9 năm 1509, một đoàn tàu của người Bồ Đào Nha do Diego Lopez de Sequeiria dẫn đầu đã đến cảng Melaka. Việc người Bồ Đào Nha đến đây là một điềm gở cho đất nước này vì chẳng bao lâu sau đó vương triều Malay bị suy thoái và sụp đổ.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2002-02-633471465202187500/Lich-su/Chinh-quyen-Malay-co-dai.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận