Tài liệu: Minh Trị duy tân

Tài liệu
Minh Trị duy tân

Nội dung

MINH TRỊ DUY TÂN

Trong một thời gian khá dài, Thiên Hoàng Nhật Bản chỉ là nguyên thủ quốc gia trên danh nghĩa, còn quyền hành thực tế nằm trong tay các Shôgun (Tướng quân) sử sách thường gọi là Mạc Phủ. Năm 1866, Thiên Hoàng Mutsnhito hiệu là Meiji (Minh Trị) lên ngôi, uy tín được dần dần khôi phục, ông  thực hiện một loạt cải cách, mở đầu thời đại “Minh Trị duy tân” (cải cách Meiji) Năm 1871, công bãi bỏ chế độ phiên thuốc, lập ra các huyện, đập tan chính  quyền địa phương phong kiến. Năm 1872, thực hiện luật giáo dục bắt buộc, Năm 1873, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, cải cách thuế nông nghiệp, thống nhất chế độ tiền tệ. Năm 1885, thực hiện thể chế Nội các, bắt đầu định ra hiến pháp. Đồng thời bước vào con đường công nghiệp hóa. Sau 30 mươi năm, Nhật Bản đã từ một nước nông nghiệp phong kiến lạc hậu bước vào hàng ngũ các nước công nghiệp. Quốc gia ngày một cường thịnh, theo đà đó Nhật Bản tiến vào con đường của chủ nghĩa quân phiệt, bành trướng ra bên ngoài. Cuộc chiến tranh Giáp Ngọ năm 1894 giữa Trung Quốc và Nhật Bản và cuộc chiến tranh Nhật -  Nga năm 1904 bước đầu bộc lộ dã tâm bành trướng đó, đến Đại chiến thế giới thứ hai, Nhật Bản đã là một quốc gia trong khối trục phát xít.

 

 

 

 

                                                            




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1032-02-633372115936296250/Mot-tram-su-kien-co-anh-huong-tren-the-gi...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận