Tài liệu: Nước Đức - Thay đổi trong nông nghiệp

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Cũng như các nước EU khác, nông nghiệp Đức ngày càng được hiện đại hoá và năng suất càng cao hơn
Nước Đức - Thay đổi trong nông nghiệp

Nội dung

Thay đổi trong nông nghiệp

Cũng như các nước EU khác, nông nghiệp Đức ngày càng được hiện đại hoá và năng suất càng cao hơn. Ví dụ, năm 1950 ở Cộng hoà liên bang Đức, một người làm nông nghiệp sản xuất lương thực đủ dùng cho 10 người (năm 1996 là 108 người). Ngày nay, nền sản xuất nông nghiệp Đức hầu như có thể đáp ứng tới 90% lương thực cho chính mình. Điều đó đã khiến nước Đức, cùng với Pháp và Italia, được xếp vào hàng những nước sản xuất nông nghiệp hàng đầu trong EU.

Trong khi năng suất tăng, số lượng nông trại cũng như số người làm nông nghiệp lại giảm đáng kể. Trong các bang cũ, từ năm 1949 và 1997 số người làm nông nghiệp giảm đi khoảng hơn một triệu. Trong cả nước Đức, giữa những năm 1991 và 2000, con số này là 30%. Đến năm 2000, chỉ còn 421.000 nông trại ở Đức 182.000 nông trại trong số này hoạt động quanh năm. Số còn lại chuyển đổi thành nông trại làm việc theo thời vụ kết hợp với các công việc khác để có thu nhập cho gia đình.

Nhiều chủ trại nhỏ đã bán hoặc cho những người khác có khả năng thuê đất của họ. Do vậy số lượng nông trại giảm, nhưng quy mô của các nông trại lại tăng lên.

Cuộc sống ở nông thôn đã thay đổi

Các nông trại lớn nói chung đã chuyển ra ngoài các làng quê để có nhiều chỗ hơn cho trang thiết bị và kho trại. Với việc những nông trại nhỏ đang mất dần, các làng ở nông thôn cũng dần thay đổi hoàn toàn nét đặc trưng của chúng. Chúng trở thành những khu ở của những người làm việc trong thị xã hay thành phố gần bên nhưng lại thích sống ở vùng nông thôn, nơi giá cả rẻ hơn, có lợi cho sức khoẻ hơn với không gian sống thoáng đãng hơn. Cấu trúc dân cư ở nhiều làng quê của Đức đã thay đổi đáng kể: lớp trẻ hiện nay có xu hướng chuyển đến các khu vực thành phố để tìm kiếm cơ hội học tập và nghề nghiệp tốt hơn; số khác thì chán sống ở thành phố và chuyển về vùng nông thôn để cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.

Bộ mặt thay đổi của nông trại ở vùng Tây Nam

Trong những năm 1960, các nông trại ở vùng tây nam nước Đức còn tương đối nhỏ, do các nông dân và gia đình họ điều hành và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tự cung tự cấp là chính, sản phẩm dư được bán để kiếm thêm tiền. Ngày nay, các chủ nông trại đã có đầu óc thương mại hơn, họ điều hành nông trại của mình giống như bất kỳ ngành kinh doanh nào khác, trên nguyên tắc mở rộng và tạo ra lợi nhuận.

Để thành công trong kinh doanh, các nông trại phải được cơ cấu lại. Đó là mở rộng quy mô, chuyên môn hoá một số sản phẩm và tiếp thu công nghệ hiện đại để tăng sản Lượng. Các chủ nông trại phải thuê mướn nhân công để dành nhiều thời gian cho việc quản lý và phát triển kinh doanh.

Johannes Nagele, một chủ nông trại thế hệ thứ ba, ở Hessigheim, vùng Baden - Wurttemburg, đã tiến hành tất cả những thay đổi này. Từ thời ông nội anh, diện tích đất canh tác của nông trại đã tăng từ 18 hecta lên 105 hecta, và các vườn nho từ 1,5 hecta bên 15 hecta. Anh đã chuyên môn hoá việc làm rượu vang và chăn nuôi lợn, trước đây ở nông trại có 80 lợn thịt và 10 lợn nái, bây giờ có tới 1.200 lợn nuôi lấy thịt và không còn Lợn nái. Anh mua lợn bột từ một người chuyên cung cấp lợn giống chứ không để cho lợn ở nông trại sinh sản. Lợn không được cho ăn thủ công mà bằng một hệ thống cho ăn tiết kiệm thời gian do máy tính điều khiển. Nông trại của Johannes vẫn sản xuất rượu vang, nhưng hiện nay việc chủ yếu là trồng nho và sản xuất thức ăn cho lợn. Anh sản xuất thịt lợn với sự giúp đỡ của người anh trai, một người chuyên giết mổ và bán thịt lợn trong cửa hàng của nông trại cùng với những hàng hoá mà anh thu mua từ các nông trại khác.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2813-02-633547437354852500/Nong-nghiep/Thay-doi-trong-nong-nghiep.ht...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận