Tài liệu: Nước Nga - Nước Nga dưới sự lãnh đạo của Stalin

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Do bị 14 nước tư bản phương Tây bao vây, cấm vận trong suốt thời gian dài, lại vừa thoát ra khỏi cuộc nội chiến khốc liệt, nước Nga ở trong tình thế vô cùng khó khăn.
Nước Nga - Nước Nga dưới sự lãnh đạo của Stalin

Nội dung

Nước Nga dưới sự lãnh đạo của Stalin

Do bị 14 nước tư bản phương Tây bao vây, cấm vận trong suốt thời gian dài, lại vừa thoát ra khỏi cuộc nội chiến khốc liệt, nước Nga ở trong tình thế vô cùng khó khăn.

Cuộc cải tổ nền kinh tế

Để cải thiện tình hình, với mong muốn thúc đẩy nhanh sự phát triển của đất nước, Stalin đã thực hiện cuộc cải tổ nền kinh tế, tiến hành công nghiệp hoá và tập thể hoá nông nghiệp. Stalin bãi bỏ chương trình NEP và vào năm 1928, ông đã đưa ra một loạt các Kế hoạch 5 năm để thúc đẩy sản xuất chủ yếu dựa vào các ngành công nghiệp như khai thác mỏ. Những kế hoạch này đã thành công - trong mười năm đầu, sản lượng công nghiệp của Nga tăng lên nhanh chóng. Ví dụ, sản lượng than tăng hơn gấp ba lần sản lượng than trong giai đoạn từ năm 1928 đến 1937.

Đồng thời, để gia tăng lượng lương thực hiện có, Stalin đã quyết định tập thể hóa nông nghiệp. Nông dân nhập đất đai, máy móc và vật nuôi vào nông trang.

Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại

Năm 1939, châu Âu đứng bên bờ vực của chiến tranh. Liên Xô không gia nhập liên minh với Pháp và Anh. Thay vào đó, Stalin khiến cả thế giới phải sửng sốt khi ký một thoả thuận với Đức. Tuy nhiên vào năm 1941, Hitle đã tiến hành xâm lược Liên Xô. Stalin đã kêu gọi toàn thể nhân dân Xô viết tham gia chiến đấu trong ''Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại''. 27 triệu người dân Xô viết đã anh dũng hy sinh nhưng không vì thế mà Liên Xô chịu khuất phục.

Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô đã đưa loài người thoát khỏi họa diệt chủng và tạo điều kiện, thuận lợi cho nhiều dân tộc bị áp bức đứng lên giành chính quyền. Một loạt các nước xã hội chủ nghĩa hầu hết thuộc khu vực Đông Âu đã ra đời.

Sau chiến tranh, Liên Xô bắt tay vào khôi phục kinh tế và tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội. Năm 1949, Liên Xô đã thử thành công bom nguyên tử, từ đó giữ được thế cân bằng về quân sự với Mỹ (nước đầu tiên có bom nguyên tử vào năm 1945) và cuộc Chiến tranh lạnh bắt đầu.


                   Thu hoạch vụ mùa ở một trang trại tập thể vào năm 1933
        Tháng 9 năm 1941, thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ II, quân Đức bị bao vây ở Leningrad. Cuộc phong toả kéo dài trong 872 ngày. Gần một triệu người đã chết vì bom đạn, đói khát và bệnh tật. Khi quân đội Đức tiến vào thành phố, nhiều người đã trốn thoát - tuy nhiên gần ba triệu người đã bị bắt.

Không có chất đốt để sưởi ấm và nước để uống, thức ăn không đủ. Trong tình trạng thiếu thốn đó, thịt của động vật nuôi, chuột và chim được sử dụng để nuôi sống con người. Chỉ tính riêng trong tháng giêng và tháng hai, đã có tới 200.000 người phải bỏ mạng, tuy nhiên nhân dân Leningrad vẫn kiên cường dũng cảm. Cuộc phong tỏa cuối cùng cũng phải chấm dứt vào ngày 27 tháng 1 năm 1944.

Thời kỳ hậu Stalin

Năm 1953, Stalin qua đời. Sau nhiệm kỳ lãnh đạo ngắn ngủi của Malenkov và Bulganin, Nikita Khrushchev trở thành nhà lãnh đạo. Khrushchev phê phán gay gắt tệ sùng bái cá nhân trong thời kỳ Stalin nắm quyền lãnh đạo. Trong thời kỳ Khrushchev lãnh đạo, thế giới đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba. Năm 1962, Liên Xô được cho là đã đặt nhiều tên lửa hạt nhân tại Cuba nhằm hướng vào nước Mỹ. Khrushchev tuyên bố rằng, những tên lửa này nhằm bảo vệ Cuba khỏi cuộc xâm lăng của Mỹ.

Những nước khác thì nghi ngờ rằng, động thái này của Liên Xô nhằm trả đũa lại những tên lửa hạt nhân được Mỹ đặt ở Thổ Nhĩ Kỳ, Italia và Tây Đức để đe dọa Liên Xô. May sao, nhiều cuộc đàm phán ngoại giao đã giải quyết ổn thỏa cuộc khủng hoảng tên lửa này.

Leonid Brezhnev được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô thay Khrushchev. Trong suốt thời gian này, nền kinh tế Liên Xô buôn phải gồng mình lên vì cuộc Chiến tranh lạnh. Đời sống kinh tế, xã hội xuất hiện những biểu hiện trì trệ. Brezhnev mất vào năm 1982.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1105-02-633547605114852500/Lich-su-day-bien-dong/Nuoc-Nga-duoi-su-la...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận