Tài liệu: Nước Pháp - Đế chế Thứ hai

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Đế chế Thứ hai là đế chế của Napoleon III, từ 1852 đến 1870, giữa nền Cộng hòa Thứ hai và nền Cộng hòa Thứ ba của Pháp.
Nước Pháp - Đế chế Thứ hai

Nội dung

ĐẾ CHẾ THỨ HAI

Đế chế Thứ hai là đế chế của Napoleon III, từ 1852 đến 1870, giữa nền Cộng hòa Thứ hai và nền Cộng hòa Thứ ba của Pháp.

Trong nền đế chế này, tất cả quyền lực đều giao phó cho vị nguyên thủ quốc gia, người chỉ chịu trách nhiệm với dân chúng, là những người không có một chút quyền hành nào cả. Vị, nguyên thủ này có quyền chỉ định các thành viên trong hội đồng nhà nước, để làm luật, và các thành viên trong thượng viện, được thành lập như một bộ phận lập hiến của đế chế. Một sự đổi mới đã được tiến hành, đó là Hội đồng Lập pháp được bầu ra từ cuộc phổ thông đầu phiếu. Nhưng hội đồng này lại không có quyền hành gì cả vì tất cả luật pháp đều do  chính quyền đưa ra. Mặc dù bộ máy chính quyền hầu như giống với Đế chế Thứ nhất, những nguyên tắc thành lập của nó có những điểm khác biệt. Nhiệm vụ của đế chế là chỉ đạo dân chúng về mặt nội bộ để tiến tới sự công bằng, và về mặt đối ngoại để tiến tới hòa bình vĩnh viễn. Chỉ trích các chính quyền trước kia về tình hình làm ngơ trước các vấn đề xã hội, Louis Napoleon đã giải quyết những vấn đề này bằng cách tổ chức lột hệ thống chính quyền dựa trên các nguyên tắc của ‘ý tưởng Napoleon’.

Napoleon III chẳng bao lâu đã cho người ta thấy rằng công bằng xã hội không có nghĩa là tự do. Ông ta đã hành động theo một cung cách mà những nguyên tắc năm 1848 mà ông đã bảo vệ đã trở nên một điều giả mạo. Ông đã làm tê liệt tất cả các lực lượng quốc gia tạo ra tinh thần quần chúng, chẳng hạn như quốc hội, cuộc tổng tuyển cử, báo chí, giáo dục và các hội đoàn. Hội đồng Lập pháp không được bầu ra chủ tịch của họ, cũng không được đưa ra hay chỉnh lý một đạo luật, không được biểu quyết chi tiết về ngân sách quốc gia, cũng không được công khai các cuộc thảo luận của họ.

Tương tự như vậy, cuộc tổng tuyển cử bị giám sát và kiểm soát bởi các phương tiện của những người ứng cử của chính quyền, với sự cấm đoán tự do thuyết trình. Báo chí thì phải đóng tiền ký quỹ để đảm bảo cho các hành vi của họ, và phải theo lệnh của chính quyền không được đăng một số đề tài theo qui định. Sách thì phải qua kiểm duyệt.

Nhằm chống lại sự đối lập của các cá nhân, việc giám sát những người có nghi vấn đã được tiến hành. Cuộc tấn công của Felice Orsini vào hoàng đế năm 1858 mặc dù là của người ý, nhưng đã tạo tiền đề để chính quyền gia tăng sự khắt khe của chế độ bằng đạo luật an ninh chung, theo đó cho phép đày ải hay trục xuất những người tình nghi mà không cần xét xử. Cũng theo cách đó, việc giáo đục công cộng cũng được giám sát nghiêm ngặt. Việc dạy môn triết học ở các trường trung học bị đàn áp, và quyền lực hành chính của chính phủ được gia tăng.

Trong vòng bảy năm nước Pháp không có đời sống chính trị. Đế chế được tiến hành bằng một loạt các cuộc trưng cầu dân ý. Đến năm 1857 phe đối lập không còn tồn tại nữa. Những người ủng hộ chế độ quân chủ chờ đợi một cách thụ động sau thất bại trong việc cố gắng tái tạo một chế độ quân chủ sống động từ đống đổ nát của hai gia đình hoàng tộc. Chế độ lúc đó không những chỉ xóa bỏ tự do bằng chính sách mị dân. Những người Pháp giàu có say sưa trong việc hưởng khoái lạc vật chất, đã xa rời những hoạt động của quần chúng. Sự thành công của chế độ chuyên quyền của hoàng đế đã bị vây quanh bởi sự hưng vượng về vật chất, và mọi người đâm ra sợ những ý tương cách mạng. Napoleon đã tìm sự ủng hộ của giới quan lại, những nhà tài phiệt, những ông chủ công nghiệp và những người sở hữu đất đai.

Phong trào đầu cơ tích trữ càng gia tăng khi có làn sóng vàng ở California  và ở Úc, và việc tiêu dùng của người dân được kích thích bởi sự sụt giá hàng hóa từ năm 1856 đến năm 1860, do ảnh hưởng của cuộc cách mạng kinh tế. Các hoạt động của Pháp trở nên hưng thịnh đột xuất trong vòng từ 1852 đến 1857, và chỉ bị đình đốn tạm thời khi có cuộc khủng hoảng năm 1857.

Nếu như đế chế là mạnh thì bản thân hoàng đế lại rất yếu. Là một người bướng bỉnh và mơ mộng, ông ta có rất nhiều những kế hoạch liều lĩnh, nhưng lại do dự không thực hiện được. Theo suy nghĩ của ông, châu Âu cần được tổ chức lại thành một khối quốc gia ràng buộc với nhau bằng các hiệp ước thương mại.

Những Vấn đề Đối ngoại

Nhưng việc hình thành một khối quốc gia đi song song với nước Pháp cần phải có sự bồi thường đất đai, và từ đó lại vi phạm nguyên tắc quốc gia và làm mất đi hệ thống hòa bình về kinh tế của ông. Chính sách đối ngoại của Napoleon III là cả một sự mâu thuẫn, cũng giống như chính sách đối nội của ông ta.

Napoieon nghĩ rằng đã đến lúc áp dụng hệ thống của ông ta. Count Walewski, ngoại trường của ông, đã làm một việc đột ngột ngoài dự kiến của mọi người đối với những cuộc bàn thảo của Hội nghị Paris là mời các đại diện toàn quyền xem xét những vấn đề về Hy Lạp, La Mã, Naples, v.v...

Hiệp ước thương mại ký kết với Anh năm 1860 đã đưa nền công nghiệp của Pháp vào một sự cạnh tranh bất ngờ của nước ngoài. Napoleon, với mục đích phục hồi uy tín của Đế chế trước sự thù địch vừa được thức tỉnh của quần chúng, đã tranh thủ sự ủng hộ của cánh Tả, sự ủng hộ mà ông đã bị mất đối với cánh Hữu.

Đến lúc đó phe đa số của chính quyền đã có một số dấu hiệu độc lập Quyền được biểu quyết về ngân sách của một số bộ phận, do hoàng đế ban vào năm 1861, là một thứ vũ khí mới được giao vào tay đối phương của ông ta. Lúc này đã diễn ra cuộc khủng hoảng thương mại, được khắc sâu thêm bởi cuộc Nội chiến Mỹ. Từ năm 1861 đến 1863 hoàng đế đã tiến hành việc thử nghiệm các thuộc địa ở Đông Dương, và năm 1863 đã lật đổ nền cộng hòa, thiết lập một đế chế La Tinh ở Mexico.

Đối với các nước ở châu Âu, Napoleon lại một lần nữa làm mất hy vọng của Ý, để cho Ba Lan bị đè bẹp, và để cho Đức lấn lướt Đan Mạch. Những mâu thuẫn này đã dẫn đến sự kết hợp của các đảng đối lập. Đảng Thiên chúa giáo, đảng Tự do và đảng Cộng hòa đã lập thành một Liên minh Tự do. Trong cuộc bầu cử năm 1863 đảng Dối lập chiếm được 40 ghế, và lãnh tụ của đảng này đã lên tiếng kêu gọi cho một sự ‘tự do cần thiết’.

Ngoài sự đối kháng của đảng Đôi lập, còn có một sự đối kháng khác không thể hòa giải được, đó là sự đối kháng của những người cộng hòa được ân xá hay tự nguyện đi đày, trong đó Victor Hugo là người phát ngôn hùng hồn nhất. Lúc này Napoleon tin rằng ông ta có thể củng cố lại quyền hành bị đe dọa của mình bằng 1ực lượng lao động, một lực lượng mà dựa trên đó quyền lực của ông đã được thiết lập.

Một đạo luật ra đời ngày 23 tháng 5 năm 1863 đã cho người lao động quyền để dành tiền bằng cách thành lập các hợp tác xã. Một đạo luật khác, ra đời ngày 25 tháng 5 năm 1864, đã cho họ quyền được đình công. Xa hơn nữa, hoàng đế còn cho phép công nhân bắt chước những người chủ của họ để thành lập các nghiệp đoàn nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của họ. Cùng lúc đó ông cũng khuyến khích sự tiết kiệm và cứu tế để cải thiện đời sống của tầng lớp lao động.

Sau năm 1865 một thỏa ước tạm thời đã liên kết áo với Phổ. Mặc dù cuộc chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 không phải là không lường trước được, sự kết thúc nhanh chóng và những hậu quả của nó là một cú sốc nghiêm trọng đối với nước Pháp. Napoleon đã hy vọng lấy lại được thanh thế mới cho ngai vàng của ông và những ảnh hưởng mới cho nước Pháp bằng sự can thiệp đúng lúc vào các phe tham chiến. Nhưng sự tính toán của ông ta đã bị đảo lộn và hy vọng của ông đã bị tiêu tán bởi trận Sadowa ngày 4 tháng 7 năm 1866.

Tất cả sự tự tin vào sự ưa việt của đế chế đã bị tan biến. Việc rút quân của Pháp ra khỏi La Mã, cùng với hiệp định 1864, đã dẫn tới những cuộc tấn công mới của đảng Ultramontane (đảng theo chủ trương giáo hoàng có toàn quyền). Những sự cải tổ trong việc giám sát báo chí và quyền được tự do hội họp đã được nhà nước hứa hẹn.

Năm 1867 nước ý liên minh với nước Phổ để xâm chiếm La Mã. Napoleon đã không thú nhận sự yếu kém của mình. Mặt khác đảng Ultramontane ngày càng trở nên bất mãn, và các ngành kinh doanh trước đây được bảo hộ cũng bất mãn với cuộc cải tổ mậu dịch tự do. Lực lượng lao động đã dần dần bị chinh phục bởi lý thuyết tập thể của Karl Marx. Chính quyền đế chế đã tìm cách xoa dịu cả giai cấp trung lưu dẫn giai cấp lao động. Với sắc lệnh của viện Nguyên lão ngày tháng 9 năm 1869, chế độ quân chủ lập hiến đã thay thế cho chính quyền cá nhân.

Chiến tranh Pháp-Phổ

Sự bất lực của các sĩ quan Pháp, sự thiếu chuẩn bị cho chiến tranh, sự vô trách nhiệm của các sĩ quan chiến đấu, sự thiếu kế hoạch đã thể hiện ngay từ đầu cuộc chiến tranh. Bằng thỏa ước đầu hàng Sedan, đế chế đã đánh mất sự hậu thuẫn duy nhất của quân đội. Paris đã bị bỏ trống không có quân phòng thủ. Ngày 4 tháng 9 năm 1870, những người đại diện của đảng Cộng hòa ở Paris đã thành lập một chính quyền lâm thời. Đế chế đã sụp đổ. Hoàng đế bị bắt cầm tù ở Đức, và lúc này nước Pháp bước vào kỷ nguyên của nền Cộng hòa Thứ Ba.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2076-02-633492106180781250/Lich-su/De-che-Thu-hai.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận