Tài liệu: Nước Pháp - Lịch sử kinh tế của Pháp

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Kinh tế dưới thời Francis I, Henri II (1515 - 1559)
Nước Pháp - Lịch sử kinh tế của Pháp

Nội dung

LỊCH SỬ KINH TẾ CỦA PHÁP

Kinh tế dưới thời Francis I, Henri II (1515 - 1559)

Dưới thời Francis I, thu nhập của nhà nước chủ yếu dựa trên lợi tức về tiền tệ; thuế trong thời kỳ này được mở rộng. Năm 1522 Francis thành lập Ngân khố Hoàng gia, do một viên giám sát về tài chính đứng ra quản lý. Thời kỳ này việc mua bán các chức vụ nhà nước đã được tiến hành, cũng như các loại thuế gián thu. Những cuộc chiến tranh liên tục của Francis I, việc xây dựng các lâu đài và việc bảo trợ cho các ngành nghệ thuật đã đòi hỏi thu nhập ngày càng cao hơn.

Bạc từ Nam Mỹ tràn ngập vào Pháp qua con đường mậu dịch đã tạo ra một sự lạm phát, ở một mức độ nào đó kích thích nền kinh tế của Pháp, nhưng lại có hại cho giới quý tộc, vốn không có nguồn thu nhập phụ, phải đối phó với giá cả ngày càng tăng trong lối sống quý phái của họ. Đời Francis I, rồi đến đời Henri II, nhiều cuộc chiến tranh diễn ra ngoài nước Pháp đã gây một số tổn hại nhất định cho nước Pháp.

Những cuộc cướp bóc của hải tặc từ năm 1522, cùng với việc mua bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương đã mang lại cho Pháp thêm những món thu nhập.

Kinh tế dưới thời Francis II, Charles IX, Henri III (1559 - 1589)

Mặc dù nước Pháp trải qua 8 cuộc chiến tranh tôn giáo từ năm 1562 đến năm 1589, những tổn thất gây ra cho đất nước này chỉ ở mức độ hạn chế. Trong thời gian này chỉ diễn ra ít trận đánh, các thành phố bị bao vây không lâu. Các sự kiện mà người ta phải trả giá đắt nhất về nhân mạng là cuộc tàn sát Vassy (1562) và cuộc tàn sát ngày thánh Bartholomew (1572).

Thái hậu và quan nhiếp chính Catherine de Medici vẫn có khả năng xây thành Tuileries, và cho con trai của bà được cử làm vua Ba Lan (1573), một cuộc bầu cử đòi hỏi những món tiền hối lộ lớn. Mặt khác, sự ngờ vực lẫn nhau giữa những người theo đạo Tin lành và những người theo đạo Thiên chúa trong khoảng từ 1585 đến 1588 đã tạo ra sự kình dịch giữa các phe phái với nhau, đã không giúp cho việc phát triển kinh tế quốc gia. Thập kỷ 1580 đã có sự suy thoái về kinh tế.

Những thị trấn của người Tin lành (La Rochelle, Saint Mao, v.v...) đã thu lợi từ những cuộc cướp bóc của các thuyền trưởng người Pháp đối với những chiếc tàu của Tây Ban Nha ở Ca-ri-bê. Tình hình khó khăn tại Pháp đã làm cho một số người Tin lành nhập cư vào Anh, ở đó họ thành lập một ngành công nghiệp về thủy tinh.

 Chính sách Đối ngoại Dưới triều Henri IV

Henri đăng quang năm 1594. Chỉ dụ Nantes năm 1598 và sau đó là Hiệp ước Verviers (năm 1598, ký với Tây Ban Nha và Savoy) đã chấm dứt thập kỷ nội chiến với sự can thiệp không thường xuyên của Tây Ban Nha, và bắt đầu một thời kỳ hòa bình nội bộ và tương đối hưng thịnh.

Henri IV đã cử Maximil1en de Bethune, một người đạo Tin lành, giám sát về tài chính. Ông ta đã giảm thiểu những món chi phí của chính quyền, đưa ra các loại thuế gián thu, rút tên của 40.000 người khỏi danh sách những nhà quý tộc được miễn thuế và đặt ra loại thuế cho việc bán các chức vụ trong chính quyền (một truyền thung phổ biến lúc bấy giờ). Nhìn chung, không những ông ta đã làm gia tăng gấp đôi thu nhập của đất nước mà còn tạo ra số dư cho ngân quỹ. Ông đã xúc tiến các hoạt động nông nghiệp, cho sửa sang và làm mới những con đường và những kênh đào. Ông đã từ chức vào năm 1611, sau cuộc ám sát Henri IV vào năm 1610.

Kinh tế thời Louls XIII và những năm đầu thời Louis XIV

Chính quyền Pháp, chịu ảnh hưởng của Richeiieu từ năm 1616, một thời gian dài trước khi ông được cử làm thủ tướng vào năm 1624, đã phải đối đầu với những giải pháp tài trợ cho một chính sách quân sự đòi hỏi một sự gia tăng liên tục lực lượng quân đội.

Điều này đã được giải quyết bằng cách tăng thuế, làm giảm giá đồng tiền Pháp (đúc ra những đồng tiền thiếu cân và giảm hàm lượng bạc trong đó), bầng việc gia tăng một cách đáng kê những chức vụ trong chính quyền (những chức vụ này được đem bán). Việc bao vây La Rochelle (1627 - 1628) và những biện pháp chính trị nhắm vào đạo Tin lành đã không giúp cải thiện được tình hình kinh tế của đất nước. Trong khoảng từ 1635 đến 1359 Pháp liên tục có chiến tranh.

Người kế vị thủ tướng của Richelieu là Mazarin, vào năm 1648 đã công bố là ngân khố của nhà nước đã cạn và các quan chức chính quyền sẽ không được trả lương trong vòng 4 năm. Điều này đã khơi ngòi cho một cuộc cách mạng gọi là Fronde. Mazarin, trong khi vẫn duy trì chức vụ thủ tướng, đã phải rời khỏi thành phố, lúc bấy giờ đã rơi vào tay quân Fronde từ năm 1648 đến năm 1652.

Năm 1653 Nicolas Fouquet được cử làm giám sát tài chính. Ông đã tiến hành một loạt những cuộc cải tổ để cải thiện thu nhập quốc gia, bằng cách củng cố nền kinh lễ. Là một nạn nhân của những mưu đồ của Jean Baptiste Colbert, những thành công trong chính sách của Fouquet đã rơi vào tay Colbert. Ông ta đã tài trợ cho các chính sách hoàng gia bằng cách vay nợ và nợ nhà nước đã lên đến 60 triệu 1ivre vào thời điểm ông bị sa thải năm 1661.

Kinh tế dưới thời Louis XIV

Khi Louis XIV lên nắm chính quyền vào năm 1661, trong các vấn đề về kinh trong đã dựa vào Jean Baptiste Cobert (giám sát tài chính từ 1661 đến 1683). Vương quốc Pháp đã chịu một món nợ 60 triệu livre, một món tiền khổng lồ. Colbert đã xác định rằng sự thiếu hụt trong mậu dịch với Cộng hòa Hà Lan là một trong vấn đề cần phải đối phó. Dể giảm thiểu tình trạng này, chính sách của Pháp là phải hỗ trợ nền công nghiệp nội địa. Colbert đã làm cho hệ thống thu thuế hiệu quả hơn: vào đầu nhiệm kỳ, của ông, chỉ có 10% số thuế thu được là được đưa vào ngân khố; sau đó con số đã lên đến 85% (thuế đã đưa ‘thuê thu’, có nghĩa là cho những người đại diện đi thu, và những người này được hường một phần tiền thuế đó).

Trong một đoạt những biện pháp được gọi một cách vắn tắt là Chủ nghĩa trọng thương, Coibert đã nâng thuế nhập khẩu lên lên để ngăn chặn bớt việc nhập khẩu từ Cộng hòa Hà Lan và từ những nơi khác. Việc thành lập các ngành nghề mới được khích lệ bằng cách thu hút những người nhập cư có tay nghề. Những người thợ cả nhập cư được miễn thuế trong 7 năm, và không phải bị quân lính đồn trú tại nhà. Pháp đã theo đuổi một chính sách chiếm cứ thuộc địa, và ở các vùng này họ thành lập một nền kinh tế đồn điền (trồng các loại cây như mía, cà phê,...).

Để cải thiện nền mậu dịch nội địa, các đường sá được nâng cấp và những kênh đào được xây dựng. Trong số đó quan trọng nhất là kênh đào Midi nối liền giữa Garonne và Aude. Các dòng sông được điều tiết và các đầm lầy được tát cạn nhằm mở rộng diện tích canh tác. Dân số được coi như một nguồn tài nguyên cho kinh tế, do đó các chính sách kinh tế đều nhắm vào việc làm gia tăng dân số. Khi Colbert qua đời vào năm 1683, nợ nhà nước của Pháp đã giảm xuống chỉ còn 10 triệu livre, mặc dù có những món chi phí phụ trội như xây dựng cung điện Versail1es (chiếm khoảng 10% ngân sách), việc thành lập đội quân thường trực và những cuộc chiến tranh diễn ra liên tục.

Những năm về sau của triều đại Louis, thu nhập - vốn đã được gia tăng rất mạnh dưới thời Colbert - đã bị đình trệ (thậm chí là giảm sút) và các cuộc chiến lại càng tốn kém nhiều hơn nữa. Việc hủy bỏ chỉ dụ Nantes vào năm 1685 đã làm cho một số lượng lớn người Tin lành ra đi, trong số đó có rất nhiều thợ thủ công và nhà buôn. Việc di cư này là một đòn chí tử giáng vào nền công nghiệp sản xuất của Pháp. Để tài trợ cho các cuộc chiến, vào cuối triều đại của Louis XIV thuế đã được nâng lên, và thậm chí đánh cả vào giới quý tộc (trước đây được miễn thuế). Nợ quốc gia lên đến mức 3.000 triệu livre - vương quốc này đã bị phá sản.

Kinh tế dưới thời Louis XV

Năm 1715 Louis XV lên ngôi lúc mới 5 tuổi. Louis XIV đã để lại một món nợ quốc gia khổng lồ, đất nước đã thực sự phá sản. Fleury, thử tướng nắm quyền từ 1723 đến 1743, đã phục hồi nền tài chính của vương quốc này bằng cách áp dụng một chính sách khắc khổ. Gia đình hoàng tộc ở Versailles và ở những lâu đài khác đã chi phí quá nhiều. Những cuộc chiến vào cuối thời Louis XV (cuộc chiến kế vị của nước áo từ 1741 đến 1748, cuộc chiến bảy năm từ 1756 đến 1763, cuộc chiến tranh độc lập của Mỹ từ 1776 đến 1783) đã dồn thêm vào gánh nặng quá sức chịu đựng của đất nước.

Năm 1757, một người Venice khét tiếng tên là Giacomo Girolamo Casanova, vốn trốn thoát từ một nhà tù của Venice, đã đến Pháp và thành lập một cơ quan xổ số của nhà nước. Chẳng bao lâu Casanova bị trục xuất vì tội biển thủ, và việc xổ số đã cung ứng một nguồn thu nhập liên tục cho ngân khố hoàng gia Pháp.

Kinh tế trong Giai đoạn 1774 – 1789

Louis XVI lên ngôi năm 1774, đã nhận lãnh một vương quốc với nền tài chính bị suy sụp. Ông đã cử Jacques Turgot làm tổng kiểm soát tài chính. Turgot đã chủ trương tự do hóa nền kinh tế đánh thuế phụ thù vào các tài sản đất đai, và đưa ra chế độ lao động khổ sai, một điều đã bị giới quý tộc Pháp phản đối kịch liệt. Khi Turgot thất bại trong việc thông qua luật lao động khổ sai, ông đã bị thải hồi. Nước Pháp đã tuyên bố phá sản vào năm 1777.

Chi phí của gia đình hoàng tộc ở Versailles vẫn tiếp tục gia tăng. Và việc tham gia của Pháp vào cuộc chiến tranh độc lập của Mỹ đã làm cho mọi chuyện càng trở nên khó khăn hơn. Một vấn đề khác nữa nằm trong việc phân quyền thu thuế, và tỉ lệ thuế thu được nộp đến triều đình là quá thấp. Chủ ngân hàng người Thụy Sĩ là Jacques Necker, một người đã chỉ trích chính sách tự do hóa kinh tế của Turbot, đã được cử làm quan đối chính về tài chính năm 1777. Năm 1781 ông ta cho xuất bản cuốn Compte Ren du, trong đó ông phát biểu là nền tài chính của vương quốc là rất khả quan. Điều này rõ ràng là với mục đích quảng cáo, vì ông ta đã đòi thêm quyền hành để tiến hành các cuộc cải tổ, nhưng không được chấp thuận. Necker đã từ chức năm 1781.

Người kế vị của ông là Calonne cũng vẫn cố gắng đặt ra thuế phụ thụ trên quyền sở hữu đất. Năm 1786 ông viết bản Tóm tắt Kế hoạch Cải thiện Tài chính, đã bị pháp viện tối cao phản đối. Vua Louis XVI đã triệu hồi lại Necker. Ông đã triệu tập hội đồng các đẳng cấp để thảo luận về việc thu những khoản thuế phụ.

Cuộc sống trở nên đắt đỏ đối với giới quý tộc. Các nghi thức về ăn mặc đòi hỏi họ phải mặc những loại y phục đắt tiền, phần lớn may bằng lụa và đội những bộ tóc giả đắt tiền. Ngoài ra lại còn có những dạ hội giả trang chiếm một phần trong cuộc sống của họ. Cuộc sống của những người quý tộc là ở trong lâu đài, di chuyển bằng xe ngựa,... Thêm vào đó, luật lệ lại cấm họ buôn bán. Họ chỉ sống bằng việc khai thác những bất động sản của mình, mà những tài sản này lại không thể gia tăng theo giá cả sinh hoạt. Những biện pháp như đánh thuế vào ngũ cốc nhập khẩu làm cho thị trường của Pháp được bảo vệ, nhưng lại giữ giá ngũ cốc ở mức cao.

Ngân khố hoàng gia thu những khoản thuế gián thu, chẳng hạn như thuế đánh trên việc mua bán ngũ cốc, làm cho giá ngũ cốc lại tăng cao hơn nữa. Bánh mì là loại thực phẩm chế biến từ ngũ cốc, là loại thực phẩm chính của người Pháp, làm cho giai cấp nông dân phải chịu giá cao. Trong tình huống đó, vụ thất thu năm 1788 và 1789 đã bồi thêm cho một cuộc bùng nổ.

Kinh tế thời kỳ Cách mạng và Cộng hòa Lập hiến (1789 - 1792)

Hội đồng các đẳng cấp đã được triệu tập để tránh phải công bố tình trạng phá sản của nhà nước, bằng cách đặt thêm thuế phụ thu Tình huống đầy rẫy các sự kiện quan trọng, và đẳng cấp thứ ba biến thành Hội đồng Quốc gia, đã có nhiều ưu thế.

Gánh nặng tài chính đã giáng lên đầu nông dân và hội đồng cách mạng có ý định tháo bỏ nó, bằng cách chẳng hạn như bãi bỏ thuế muối. Nhưng điều này chỉ làm giảm thêm thu nhập nhà nước. Năm 1790, theo đề nghị của giám mục Tal1eyrand- Perigord, tài sản của nhà thờ được sung công và nhà thờ được bồi thường bằng tiền. Chẳng bao lâu sau Pháp trải qua một cuộc lạm phát, và tiền bị mất giá trị: Năm 1791 các phường hội bí giản tán, và tự do mậu dịch bắt đầu được tiến hành. Nông dân tiếp tục chịu những khó khăn trong việc lo thực phẩm hàng ngày, vì mùa màng yếu kém. Tình huống này đã góp phần rất nhiều vào việc phát triển cuộc Cách mạng Pháp. Ngày 10 tháng 10 năm 1789, một nhóm phụ nữ buôn bán ở các chợ tại Paris đi về miền quê để tìm kiếm thực phẩm. Tình trạng khốn đốn về kinh tế đã tạo áp lực cao, làm cho Hội đồng Quốc gia phải tìm biện pháp giải quyết.

Xã hội Pháp bắt đầu chia thành nhiều thành phần khác nhau - một số người ủng hộ cho các cuộc cải tổ ôn hòa, một số khác lại tin rằng cải tổ không thể đạt đến mức cần thiết và tốc độ cải tổ quá chậm, và một số khác nữa thì chống lại cuộc cải tổ (những người quý tộc, một phần công chức, và ở một số vùng chẳng hạn như Vendee có cả số đông nông dân nữa). Sự không thống nhất này đã dẫn đến việc chia cắt xã hội Pháp thành các phe phái thù địch lẫn  nhau. Những người bảo hoàng đã không chấp nhận chính quyền cách mạng. Năm 1792 đất nước Pháp đã lâm vào một cuộc nội chiến, trong đó có cả cuộc xâm lăng của những đội quân liên minh từ bên ngoài. Trong tình huống đó, nền tài chính và nền kinh tế quốc gia chỉ suy thoái dần đi. Năm 1791 Marie Harel đã tìm ra cách sản xuất loại pho mát Camembert.

Kinh tế thời kỳ Hội nghị Quốc gia và Triều đại Kinh hoàng (1792 - 1795)

Việc bãi bỏ các quyền lợi phong kiến đã đi đôi với việc bãi bỏ các loại lệ phí cầu đường trong nước. Đất đai của chế độ phong kiến đã bị tịch thu. Năm 1795 một loại tiền mới, đồng France, được đưa vào sử dụng, theo hệ thống thập phân (1 France = 100 centime), làm cho Pháp có một loại tiền thống nhất trong cả nước. Hệ mét được đề nghị từ năm 1790, đã được áp dụng từ 1795.

Cuộc nội chiến (chống những người bảo hoàng ở vùng Vendee và những nơi khác) và cuộc chiến tranh chống đội quân liên minh đã đặt một gánh nặng lên ngân khố nước Pháp. Việc bãi bỏ một số loại thuế, như thuế muối, đã làm sút giảm thêm thu nhập quốc gia. Việc bán những đất đai sung công không được đúng với mức độ đáng lẽ phải có của nó, vì có quá nhiều các mảnh đất nên giá đất đã tụt giảm. Một số dạng cải cách, chẳng hạn như việc bãi bỏ nô lệ ở các thuộc địa đã tạm thời làm tê liệt toàn bộ các đồn điền, mà trước đây đã đóng góp đáng kể cho sự thịnh vượng của nước Pháp.

Vụ mùa năm 1794 bị thất thu đã bồi thêm áp lực cho chính quyền. Vào tháng 4 và tháng 5 năm 1795 đã xảy ra những cuộc nổi lọan ở Paris do nạn đói kém hoành hành, và chính quyền đã phải đưa lực lượng quân đội ra đàn áp. Khi các lực lượng cách mạng giải phóng những vùng ngoài nước Pháp - Áo thuộc Hà Lan, Rhineland, v.v... chính sách sung công tài sản của nhà thờ và giới quý tộc của Pháp cũng đã được áp dụng ở đó, và phần lớn lợi nhuận đã được rót về Pháp để giải tỏa món nợ quốc gia của Pháp. Tuy nhiên, ngân khố nước Pháp vẫn ở gần mức phá sản.

Kinh tế thời kỳ Hội đồng Đốc chính (1795 - 1799)

Năm 1795 Hội đồng Đốc chính nắm quyền ở Pháp, đã phải đối phó với tình trạng giá cả gia tăng, đã phát hành thêm tiền giấy. Tiền kim loại hầu như không được sử dụng nữa. Rất nhiều người bị đói. Trong một nền kinh tế mà đồng tiền bị mất giá, người ta bắt đầu chấp nhận và yêu cầu trả bằng hiện vật, thậm chí lương của hội đồng đốc chính cũng được trả bằng ngũ cốc. Năm 1796 việc phát hành tiền giấy đã chấm dứt, nhưng người ta lại dự tính đưa loại tiền giấy khác ra thay thế. Những lần phiếu của những mảnh đất chưa bán được đã mất giá còn nhanh hơn tiền giấy. Vào mùa Đông năm 1796 đến 1797, tiền giấy đã được rút khỏi vòng lưu hành.

Để làm tăng thêm thu nhập nhà nước, những lãnh thổ vừa được sát nhập (Bỉ, Rhineland), những nước cộng hòa vệ tinh (Cộng hòa Batavia, Cộng hòa Ý) đã thực sự bị bóc lột. Tài sản nhà nước được đem bán dưới mức giá trị. Năm 1797 Hội đồng Đốc chính tuyên bố là sẽ không trả hai phần ba số nợ nhà nước, thực tế là công bố tình trạng phá sản quốc gia. Năm 1798, những khoản thuế gián thu, vốn đã được bãi bỏ vào đầu cuộc cách mạng, được thực hiện trở lại.

Kinh tế thời kỳ Chế độ Tổng tài (1799 - 1804)

Năm 1800 Ngân hàng Pháp quốc được thành lập. Đồng tiền của Pháp đã ổn định trở lại. Cuộc chiến tranh tái điền, trong đó một số lớn nam công dân của Pháp bị đưa vào quân đội, đã làm căng thẳng thêm cho nền kinh tế. Ngoài ra lại thêm sự gián đoạn trong mậu dịch với nước ngoài do cuộc chiến tranh với nước Anh. Dưới thời Napoleon, thêm nhiều kênh đào được xây dựng, những đèo mới trên núi Alps được mở ra.

Kinh tế thời kỳ 1804 – 1813

Năm 1806 Napoieon Bonaparte tuyên bố phong tỏa lục địa đối với mậu dịch của Anh. Việc phong tỏa này được thực hiện với ý định làm tổn hại cho nền kinh tế Anh Quốc, tỏ ra có hài cho nền kinh tế của Pháp. Những sản phẩm từ các thuộc địa, chẳng hạn như đường, trở nên đắt đỏ hơn. Những nhà máy chế biến củ cải đường lan tràn (nhà máy đầu tiên hoạt động ở Đức năm 1802). Và giá cả đắt đỏ lại kích thích chuyện buôn lậu diễn ra dọc theo các bờ biển của Pháp và các bờ biển của những nước bị buộc tham gia vào cuộc phong tỏa.

Năm 1808 bộ luật Thương mại được ban hành, tiêu chuẩn hóa việc mậu dịch trong cả nước. Những cuộc chiến tranh dưới thời kỳ cách mạng, và những cuộc chiến tranh nối tiếp dưới thời Napoleon đã gây tác động đến nhân dân Pháp. Rất nhiều thanh niên trong độ tuổi lao động đã bị đưa vào vòng chiến, trở thành tàn phế hoặc vẫn phải phục vụ trong quân đội, đã vắng mặt trong các nông trại hay nhà máy.

Kinh tế thời kỳ 1815 1830

Cho đến năm 1818, những đội quân chiếm đóng vẫn còn tồn tại trên đất Pháp. Theo các hiệp ước hòa bình, Pháp phải trả khoản tiền bồi thường. Sự kiện này đã làm cho nhà nước tiêu tốn những món tiền lớn trong những năm đầu của giai đoạn khôi phục lại nền quân chủ.

Ngoài thời kỳ Khủng bố Trắng, những năm trong thời gian từ 1815 đến 1830 là thời kỳ hòa bình, trái hẳn với những thập kỷ về trước. Điều này đã giúp cho nền kinh tế của Pháp phục hồi và sự hưng thịnh bắt đầu xuất hiện trở lại. Nhưng cuộc viễn chinh đến Tây Ban Nha năm 1822 đã đặt một gánh nặng lên ngân khố của nước Pháp.

Kinh tế thời kỳ 1830 – 1848

Năm 1838 Pháp có 138 km đường sắt, đến năm 1848 mạng lưới đường sắt đã có tổng chiều dài là 2.004 km. Cuộc cách mạng công nghiệp đã xuất hiện ở lục địa châu Âu. Nước Pháp chỉ có một số mỏ than ở vùng lên giới, và chủ yếu là sản xuất thép từ quặng sắt khai thác ở vùng Lorrlaine. Cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện đã làm gia tăng thu nhập nhà nước lên 30% và gia tăng dân số từ 32,37 triệu năm 1830 lên 35,52 triệu năm 1848. Kể từ cuối thế kỷ 19 nền kinh tế đã trải qua một sự thay đổi lớn. Những ngành nghề thủ công, chẳng hạn như nghề dệt, đã qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trong. Những nhà máy vải sợi của Anh đã giảm giá sản phẩm, nên những nhà sản xuất trong lục địa phải đầu tư vào máy móc và giảm lương công nhân để cạnh tranh với họ. Ở các vùng thuộc địa, việc trồng các loại cây cho đường cũng trải qua khủng hoảng vì giá đường đã bị giảm sút trong cuộc phong tỏa lục địa, và không bao giờ trở lại được như cũ. Một lý do chính để chế độ nô lệ không được bãi bỏ sớm hơn là vì việc hoạt động của các đồn điền sẽ không kinh tế nếu không có lực lượng nô lệ. Nạn nghèo đói trước đó đã xuất hiện, tuy nhiên trước kia nhà thờ đã góp phần làm dịu bớt vấn đề. Bây giờ, với nạn nô lệ bị xóa bỏ, hầu hết tài sản của nhà thờ bị tịch thu, và chủ nghĩa tự do đã phổ biến trong triết lý kinh tế (nhà nước không can thiệp vào nền kinh tế và quan hệ lao động), vấn đề trở nên trầm trọng hơn nữa. Giai cấp vô sản đã xuất hiện. Thành phố Lyon trở thành nuột trong những thành phố công nghiệp đầu tiên ở lục địa, nơi đây những công nhân đã nổi dậy vào những năm 1831 và 1834. Nửa đầu của thế kỷ 19 chứng kiến sự nổi lên của ngành công nghiệp rượu vang.

Một số phát minh đã được thực hiện tại Pháp, trong đó có phát minh về kỹ thuật nhiếp ảnh của Louis Jacques Man de Daguelle.

Kinh tế thời kỳ 1848 - 1870

Năm 1848 Pháp có 2.004 km đường sắt, năm 1869 nước này đã có 16.465 km. Năm 1849 sản lượng sắt là 1.766.000 tấn, đến năm 1857 tăng lên 4.495.000 tấn. Dân số của Pháp vào năm 1868 là 38,33 triệu người. Sự tăng trưởng của hệ thống đường sắt đã làm gia tăng những động lực xã hội cũng như tình hình thị trường. Hàng hóa đã có thể được vận chuyển một cách nhanh chóng hơn và với chi phí rẻ hơn. Những thành phố công nghiệp đã tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với mức tăng trương dân số, trong khi đó những thành phố không có hoặc có ít hoạt động công nghiệp lại bị đình trệ, chẳng hạn như Rouen.

Năm 1855 và thêm một lần nữa vào năm 1867, một cuộc triển làm quốc tế đã được tổ chức tại Pháp. Với các thuộc địa ngày càng lớn mạnh, những ngân hàng của Pháp đã đầu tư ra nước ngoài. Người Pháp tên là Feldinand de Lesseps đã tổ chức việc xây dựng kênh đào Suez (1859 - 1869). Giai cấp tư sản Pháp đã trở nên tự tin, và tin tưởng vào sự tiến bộ kinh tế. Chính sách đối ngoại của Napoleon và dự án tái thiết kế thành phố Paris đã tỏ ra rất tốn kém. Nợ nhà nước của Pháp đã gia tăng đáng kể. Nhà nước đã theo hướng tiến bộ và tự do. Người ta đã cho phép đình công. Một hiệp ước với Anh Quốc đã được ký năm 1860, mở thêm thị trường cho Pháp. Nền công nghiệp của Pháp ngày càng có sức cạnh tranh quốc tế hơn.

Năm 1865 Liên minh Tiền tệ La Tinh ra đời. Pháp là một thành viên, cùng với các nước như Bỉ, Thụy Sĩ, ý, Áo-Hung, Hy Lạp. Tỉ giá hối đoái giữa các nước thành viên được cố định, trong đó đồng tiền của Pháp, Bỉ và Thụy Sĩ ngang giá với nhau.

Kinh tế thời kỳ 1870 – 1890

Pháp đã phải trả giá cho cuộc chiến tranh Pháp-Đức năm 1870/1871 không những chỉ bằng nhân mạng và sự tàn phá. Nước Pháp đã phải nhượng lại vùng Alsace-Lorraine và đồng ý trả khoản tiền bồi thường là 5 triệu France vàng. Điều này đã tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế trong vòng mấy năm sau. Thêm vào đó, sự đàn áp Công xã Paris đã thêm vào cho Pháp những rắc rối khác.

Nền kinh tế thế giới đã bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai. Hệ thống đường sắt của Pháp đã gia tăng từ 15.544 km của năm 1870 lên 33.280 km vào năm 1890. Dân số của nước này tăng chút đỉnh, từ 36, 87 vào năm 1870 lên 38,38 vào năm 1890 (mức gia tăng này ít hơn nhiều so với những nước châu Âu khác vào cùng thời điểm đó). Các ngành công nghiệp đang tăng trưởng ngày càng lệ thuộc vào sự cung ứng nguyên vật liệu và lệ thuộc vào thị trường. Pháp đã theo đuổi một chính sách mở rộng thuộc địa một cách xông xáo ở cháu Phi và Đông Dương.

Pháp là nước dẫn đầu trong Liên minh Tiền tệ La Tinh. Năm 1867 Pháp đã bỏ chế độ kim-ngân bản vị, và đặt đồng tiền của mình trên chế độ kim bản vị (Bỉ, Thụy Sĩ, ý là những nước chủ chết khác trong Liên minh Tiền tệ La Tinh, đã làm như vậy từ năm 1873). Trong thập kỷ 1880 Pháp đã chuyển sang chế độ bảo vệ nền công nghiệp trong nước, vì lợi ích của nền nông nghiệp và công nghiệp của mình. Các nước thuộc địa của Pháp đã bảo đảm cả về thị trường tiêu thụ dẫn nguồn nguyên vật liệu cho nền công nghiệp của nước này.

Năm 1874 Liên hiệp Bưu chính Quốc tế đã được thành lập từ một cuộc hội nghị tại Paris, với hai ngôn ngữ chính là tiếng Anh và tiếng Pháp. Năm 1875 Hội nghị về Hệ Mét đã được tổ chức tại Paris, nơi đây hệ mét đã được công nhận một cách quốc tế. Năm 1889 một cuộc triển lãm quốc tế nữa lại được tổ chức tại Palis.

Kinh tế thời kỳ 1890 – 1914

Đến năm 1890, gánh nặng kinh tế gây ra bởi cuộc chiến tranh Pháp-Đức đã phần lớn được giải tỏa. Với sự tăng trường nhanh chóng của một đế quốc thuộc địa, Pháp đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng mạnh về công nghiệp. Sản lượng sắt tăng từ 3.472.000 tấn năm 1890 lên 21.918.000 tấn năm 1913. Sản lượng thép thô gia tăng từ 683.000 tấn năm 1890 lên 4.687.000 tấn năm  1913. Hệ thống đường sắt của Pháp vào năm 1890 đã dày đặc, nay lại mở rộng thêm, với tổng chiều dài lên đến 40.770 km năm 1913. Các ngân hàng Pháp liên tục gia tăng mức đầu tư ở nước ngoài. Lúc này tuyến đương sắt xuyên Siberi là một dự án đầu tư chính.

Kinh tế thời kỳ Thế chiến Thứ I

Sự đầu quân đại trà vào quận đội đã tạo ra tình trạng thiếu lao động. Nền công nghiệp chuyển hướng để đáp ứng cho những yêu cầu của cuộc chiến mới - sản xuất các loại đạn dược, khâu trang, đồng phục, v.v... Tình hình này đã tạo ra một sự hy sinh các mặt hàng tiêu dùng. Để ngăn chặn lạm phát, chính quyền đã phải kiểm soát giá cả và hạn chế khẩu phần lương thực, vì sản lượng nông nghiệp của nước này đã sút giảm 40%. Tình hình thiếu thực phẩm được đối phó bằng cách nhập khẩu và lại tạo ra sự tốn kém. Những người dân bình thường của Pháp phải đối đầu với nạn thiếu số lượng và chất lương thực phẩm, cũng như thiếu các mặt hàng tiêu dùng khác. Trong khi đó người dân phải làm việc căng thẳng hơn và được yêu cầu phải đóng góp phần tiền để dành cho chiến tranh.

Để đáp ứng cho tình trạng thiếu lao động, lao động nữ đã được tuyển dụng vào các công việc dành cho nam, ở công sở, nhà máy và các môi trường khác. Một vấn đề khác là phải tài trợ cho những chi phí khổng lồ của chiến tranh. Thu nhập của nhà nước chỉ trang trải được một phần những chi phí này, một phần do nhân dân đóng góp còn một phần lớn phải vay mượn từ nước ngoài, chủ yếu là của Mỹ.

Những cuộc đình công vào tháng 5 và tháng 6 năm 1917 và tái diễn vào năm 1918 cho thấy công chúng Pháp đã chán nản với chiến tranh và những hậu quả của nó. Cuộc chiến này đã làm cho chính quyền Pháp tiêu tốn hết 157 tỉ France vàng, trong đó 60 tỉ do nhân dân đóng góp, 52 tỉ từ tiền vay nợ, chỉ có 45 tỉ là từ nguồn thu nhập của nhà nước, chẳng hạn như tiền thu thuế. Một nỗ lực để thu thuế thu nhập của người dân đã bị quốc hội phản bác.

Kinh tế thời kỳ 1918 – 1929

Cuộc chiến tranh đã để lại dấu ấn trên nước Pháp. Miền Bắc bị tàn phá, đất nước bị lắc nợ nặng nề, có 1.300.000 nhân mạng đã bị mất, cùng với 3 triệu người bị thương tật do chiến tranh. Người ta hy vọng là nước Đức sẽ bồi thường cho các thiệt hại đó, một hy vọng chỉ thành hiện thực được một phần. Đến năm 1919 dịch cúm Tây Ban Nha lại cướp đi 166.000 nhân mạng nữa.

Một hậu quả khác chỉ thành hiện thực một cách chậm chạp: Pháp đã không cho binh lính nghỉ đủ số ngày phép trong chiến tranh, và hậu quả là mức tăng dân số rất chậm đối với thế hệ sinh ra trong chiến tranh.

Pháp đã trải qua một cuộc lạm phát, với giá cả tăng gấp đôi vào khoảng năm 1922 đến 1926. Không gì có thể so sánh với sự lạm phát vốn tăng rất nhanh, đã gây khó khăn cho vùng trung tâm và phía Đông châu Âu. Mức sản xuất từ thời trước chiến tranh đã được phục hồi vào năm 1924. Nông nghiệp, ngoại trừ các khu vực ở miền Bắc vốn là bãi chiến trường, đã nhanh chóng phục hồi mức độ của trước chiến tranh. Những thay đổi liên tục trong chính quyền của Pháp đã làm thăng trầm nền kinh tế nước này. Chính quyền chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, và được nối tiếp bởi Poincare, người đã phục hồi được niềm tin vào chính sách kinh tế của Pháp.

Trong số các nền kinh tế ở châu Âu, Pháp đã trải qua một cuộc tăng trưởng mạnh nhất trong thập kỷ 1920. Nạn thất nghiệp hầu như không có. Pháp, do sự mất mát nhân mạng quá nhiều trong chiến tranh, đã phải thu hút lao động nhập cư (hầu hết đến từ phía Đông vùng trung tâm châu Âu) để lấp vào khoảng trống trong lực lượng lao động. Năm 1928 chế độ kim bản vị được thiết lập trở lại. Tuy nhiên điều này cũng có nghĩa là một sự giảm giá đồng tiền của Pháp, đã làm lợi cho việc xuất khẩu. Trong năm 1928 và 1929 thu nhập nhà nước của Pháp thậm chí còn vượt qua mức chi tiêu khá nhiều. Sau đó, cuộc suy thoái lớn đã diễn ra, nhưng với tác động đến nước Pháp ít hơn hẳn so với những quốc gia công nghiệp hóa khác ở châu Âu.

Vấn đề bồi thường chiến tranh của Đức là một vấn đề nóng bỏng trong suốt thập kỷ 1920. Pháp đòi 62 tỉ France, Đức đã trả được 13 tỉ vào năm 1931. Đòi hỏi của Pháp được đưa ra mà không tính toán đến khả năng chi trả của Đức. Và năm 1923 quân đội của Pháp và Bỉ, với mục đích tạo áp lực cho những yêu sách của mình, đã chiếm đóng Rhineland. Đây là một sai lầm phải trả giá đắt, vì họ đã gặp phải một sự kháng cự bất bạo động, và quan điểm của thế giới lại tỏ ra thông cảm với phía Đức. Những cuộc thương lượng quốc tế đã liên tục làm giảm con số mà nước Đức phải trả.

Trong thời kỳ này, trong số những công nghiệp mới của Pháp có sự lớn mạnh của các hãng ô tô - hãng Renault (thành lập năm 1899), hãng Peugeot (sản xuất ô tô từ năm 1896), và hãng Citroen (từ năm 1919).

Kinh tế thời kỳ 1929 – 1939

Tác động của cuộc đại suy thoái đối với nước Pháp là ít trầm trọng hơn so với các  nước công nghiệp hóa khác như Anh, Đức và Mỹ. Con số thất nghiệp chính thức của Pháp là 500.000 người. Việc xuất khẩu của Pháp tiếp tục đạt lợi nhuận cao (do sự giảm giá của đồng France) cho đến khi Anh Quốc giảm giá đồng Pound Sterling vào năm 1931.

Người ta đã ngăn chặn được một số lượng lớn công nhân bị thất nghiệp bằng cách giảm số giờ làm việc, một phần nhờ sự đấu tranh của các phong trào lao động nhằm cải thiện đời sống công nhân. Sản lượng của ngành công nghiệp của Pháp sụt giảm, cùng với giá cả một số sản phẩm và tiền lương công nhân. Một sự kiện khác góp phần vào con số thất nghiệp tương đối thấp là một bộ phận lớn trong dân số của Pháp vẫn còn làm việc trong nông nghiệp.

Năm 1935 những đảng cánh tả (đảng Xã hội, đảng Cộng sản, đảng Cấp tiến) đã thành lập Mặt trận Bình dân, thắng cử trong cuộc đầu phiếu năm 1936. Đảng viên của đảng Xã hội là Lon Blum đã lên nắm chính quyền mới. Trong số những pháp chế cải tổ được đảng này đưa ra có chương trình làm việc 40 giờ một tuần và 2 tuần nghỉ phép). Ngành công nghiệp vũ khí được quốc hữu hóa và việc kiểm soát ngân hàng nhà nước được củng cố. Pháp, một nước có nền kinh tế cường thịnh nhất châu Âu trong thập kỷ 1920, đã phải chịu những tác động của cuộc đại suy thoái sau đó. Con số người thất nghiệp gia tăng nhanh trong năm 1931 và 1932. Với số lượng lao động là 12,9 triệu người vào năm 1936, tỉ lệ thất nghiệp đã dừng ở mức 3,6%, một tỉ lệ thấp hơn so với Đức và Anh. Tuy nhiên nạn thất nghiệp này cũng giảm sút rất chậm.

Kinh tế thời kỳ 1940 – 1944

Sự bại trận đã chia cắt nước Pháp thành hai nửa: phần Pháp bị chiếm đóng với Paris, miền Bắc và bờ biển Đại Tây Dương và phần Pháp không bị chiếm đóng với trung tâm hành chính đặt tại Vichy. Một cách chính thức, chính quyền Vichy là trung lập, còn về mặt thực tế, chính quyền này phải theo chính sách của Đức (chính quyền này thực hiện điều đó một cách miễn cưỡng, do đó có cuộc chiếm đóng phần đất này vào năm 1942).

Để thay thế cho những công nhân lúc đó đang ở trong quân đội, khoảng 650.000 người Pháp đã được đưa sang Đức làm lao động cưỡng bức. Nhiều loại nguyên vật liệu đã bị trưng thu, hoặc để sử dụng cho chính quyền Đức, hoặc để xây dựng bức tường Đại Tây Dương.

Ở Pháp cũng như ở các nơi khác tại châu Âu, một nền kinh tế chiến tranh đã được xúc tiến, với sự hạn chế các loại thực phẩm khan hiếm, sự phân phối các vật liệu hiếm theo chế độ ưu tiên cho quân đội và chế độ giá cả quy định. Ngoài ra, ngân hàng quốc gia còn in ra rất nhiều tiền. Năm 1944 số lượng tiền lưa hành đã nhiều gấp 4 lần so với năm 1939. Trong Thế chiến thứ II, Pháp đã mất khoảng 600.000 nhân mạng. Nhân dân Pháp đã phải chịu đựng những khó khăn về kinh tế trong thời kỳ Đức chiếm đóng, tuy là so với Ba Lan và Nga mức độ có nhẹ hơn.

Kinh tế thời kỳ 1944 – 1949

Mức tổn thất của Pháp trong Thế chiến Thứ II so ra thấp hơn nhiều đối với Thế chiến Thứ I. Nhưng nước Pháp đã bị khai thác một cách có hệ thống để phục vụ cho bộ máy chiến tranh của Đức. Những loại nguyên vật liệu khan hiếm như xăng dầu đã cạn kiệt. Những đạo quân xâm chiếm đã phải đem theo nguồn tiếp tế cho họ. Cuối năm 1944 việc tiến quân của quân đồng minh đã phải dừng lại vì thiếu nhiên liệu - cuộc chiến tranh đáng lẽ ra có thể chấm dứt sớm hơn nhiều tháng.

Chính quyền lâm thời cai trị ở Pháp có khuynh hướng ngả về các phe phái chính trị cánh tả - đảng Cộng sản và đảng Xã hội trong số 3 chính đảng có lực lượng ngang nhau. Chính quyền đã theo đuổi chính sách quốc hữu hóa những ngành công nghiệp trọng điểm như mỏ than, ngành cung ứng điện và khí đất, ngành công nghiệp hàng không và hãng sản xuất ô tô Renault.

Phần đất Saarland được tách ra khỏi nước Đức và lại sát nhập với Pháp về mặt kinh tế. Một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức để quyết định về tương lai chính trị của mảnh đất này. Điều này quan trọng vì những mỏ than và ngành công nghiệp sắt thép ở đó.

Năm 1947, chính quyền lâm thời chấm dứt nhiệm vụ, và sau một cuộc bầu cử, một chính quyền thường trực đã được thành lập. Chính quyền Mỹ, với sự e ngại rằng khuynh hướng ngả về chính sách xã hội ở Tây Âu có thể hạn chế thị trường tự do, với kế hoạch Marshal1 năm 1947 đã cung ứng những khoản cho vay không có lãi suất với hy vọng kích thích nền kinh tế. Pháp trở thành một trong số những nước được hưởng lợi nhiều nhất (với số tiền được vay là 2,9 tỉ USD). Chính quyền đã chủ trương cho ngành công nghiệp trả lương cao hơn, từ đó tạo ra một nhu cầu kích thích nền công nghiệp đáp ứng, và như vậy sẽ tạo thêm nhiều việc làm.

Kinh tế thời kỳ 1949 – 1959

Những cuộc chiến tranh ở các nước thuộc địa của Pháp đã trở nên một gánh nặng ngày một gia tăng. Cuộc chiến ở Đông Dương đã được Mỹ tài trợ phần lớn (80%) và phần lớn do các đội quân không phải của Pháp đảm nhiệm (55%). Tuy nhiên Pháp, phải chiến đấu ở  Algeri mà không có một sự viện trợ đáng kể nào. Việc tham gia của Pháp vào liên minh Anh Pháp-Israel với cố gắng bảo vệ kênh đào Suez đã không mang lại cho Pháp được gì ngoài sự tốn kém.

Ở lục địa châu Âu, dựa theo ý kiến của một người Pháp tên Jearl Monnet, ủy ban Châu Âu về Thép và Than (ECSC) đã được thành lập năm 1951, với Benelux, Pháp, Ý và Tây Đức là các thành viên. Năm 1957 tổ chức này đã được đặt tên lại là Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC) với các hoạt động được mở rộng hơn rất nhiều. Đến lúc đó, hàng rào mậu dịch giữa các nước thành viên đã bị xóa bỏ. Đã từng hai lần trải qua các thời kỳ đói kém và chứng kiến sự chênh lệch giữa tiền lương trả cho công nhân và thu nhập của các nông dân, chính sách nông nghiệp của EEC và tiến hành một chương trình mở rộng sản xuất nông nghiệp ở châu Âu, và nếu cần thiết sẽ trợ cấp cho ngành này. Bộ phận nông nghiệp của Pháp trở thành đơn vị được hưởng lợi chính từ chương trình này.

Trong khi đó các chính quyền của Pháp, nhằm tài trở cho các dự án của họ, đã thường xuyên yêu cầu Ngân hàng Quốc gia in thêm tiền, và hậu quả là sự mất giá đáng kể của đồng France.

Nước Pháp, tự cho mình là một đại quốc, qua nhiều thế kỷ đã tạo ra sự thúc đẩy về văn hóa và chính trị đối với phần còn lại của châu Âu, đã phải đối đầu với cuộc khủng hoảng về bản sắc trước nền văn hóa Anh-Mỹ tràn ngập khắp nơi. Vào đầu thập kỷ 1950 một nỗ lực đã được tiến hành nhằm bảo vệ bản sắc văn hóa của Pháp bằng cách cấm bán các sản phẩm Coca Cola trên đất Pháp. Chiếc ô tô Citroen 2CV đã trở thành biểu tượng cho sự sung túc được phục hồi của Pháp. Những người dân bình thường của Pháp lúc đó đã có thể mua sắm những món như xe láy, ô tô, tivi. Người dân Pháp đã trở thành những người du lịch và cắm trại nhiệt tình (thời hạn nghỉ phép đã được tăng lên 3 tuần một năm). Mức sống của người dân đã tăng lên đáng kể trong thập kỷ 1950, biểu thị bằng con số gia tăng của những người Pháp có tủ lạnh, ô tô, tivi và có thể đi nghỉ mát ở xa.

Dưới gánh nặng của một chính sách cố gắng duy trì một đế quốc thuộc địa mà nó đã không thể duy trì, tình hình kinh tế trở nên ngày càng tồi tệ hơn. Năm 1959 chính quyền từ chức, một hiến pháp mới được thông qua, nền Cộng hòa Thứ Năm thay thế chơ nền Cộng hòa Thứ Tư. Một cuộc cải tổ tiền tệ được tiến hành, đồng Franc 'cứng' được đưa vào lưu hành, với tỉ lệ 1 Franc = 100 Franc cũ.

Trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1955, dân ở vùng Saariand đã chọn lựa giải pháp tái hợp nhất với Cộng hòa Liên bang Đức. Do đó, sự liên minh kinh tế giữa Saarland và Pháp bị xóa bỏ, khu vực giàu mỏ than đã được tái sát nhập vào Đức năm 1957.

Kinh tế thời kỳ 1959 – 1968

Về mặt kinh tế, cuộc bùng nổ hậu chiến vẫn tiếp tục. Dòng người tị nạn Algeri tràn vào Pháp, bao gồm cả những người định cư da trắng và những người ả Rập đã từng cộng tác với người Pháp. Người từ các thuộc địa ở Phi châu và Đông Dương cũng đến đây. Ngoài ra, những người lao động nhập cư cũng đến Pháp vì đất nước này đang cần mở rộng lực lượng lao động. Chính quyền Pháp đã hỗ trợ cho việc thành lập những doanh nghiệp lớn (các hãng ô tô Renault, Citroen, Peugeot), các công ty điện tử (Thomson), công ty hóa chất (Rhône- Poulenc), v.v... Những công ty lớn được kỳ vọng là có năng lực cạnh tranh với các công ty đa quốc gia của Mỹ. Pháp đã hiện đại hóa hệ thống đường sắt, phát triển tàu cao tốc. Các xa lộ do các công ty tư nhân xây dựng và người sử dụng sẽ đóng lệ phí cầu đường.

Về chính sách năng lượng, Pháp có rất ít mỏ than, và đã bị mất những mỏ dầu ở Algeri khi nước này độc lập vào năm 1962 đã đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp hạt nhân. Pháp có nhiều trạm năng lượng hạt nhân hơn bất kỳ nước nào ở châu Âu. Pháp cũng xây dựng những đập nước, một mô hình kết hợp giữa đập ngăn nước với trạm thủy điện nhằm biến năng lượng thủy triều thành năng lượng điện (với mức thủy triều từ 8 đến 9 mét, những trạm này đã tạo ra một nguồn năng lượng đáng kể).

Trong khoảng từ cuối thập kỷ 1950 đến đầu thập kỷ 1960, mức sống của người dân Pháp đã gia tăng đáng kể, biểu thị bằng số lượng gia đình có tủ lạnh, máy giặt, tivi, ô tô. Hai loại ô tô Citroen 2CV và Renault R4, đã trở thành biểu tượng cho việc sản xuất công nghiệp của Pháp. Năm 1963 số ngày nghỉ phép trong năm đã tăng lên 4 tuần, và người dân Pháp trở thành những người nồng nhiệt với chuyện đi nghỉ mát. Từ 'Camping' (cắm trại) đã trở thành một từ phổ biến, được tiếng Pháp vay mượn của tiếng Anh.

Tuy nhiên, so sánh về mặt quốc tế, mức lương của Pháp vẫn tụt lại phía sau so với những nước công nghiệp tiên tiến khác. Nhiều người Pháp cho là mức sống của họ đã bị đình trệ hoặc thậm chí thụt  lùi trong vòng mấy năm gần đó. Sau chiến tranh, chính quyền Pháp đã phải trợ cấp cho các công trình xây dựng để đáp ứng cho tình trạng thiếu nhà ở của những người có thu nhập thấp. Những quần thể nhà ở như vậy, được xây dựng và bảo tồn một cách yếu kém, đã gây ra sự bất mãn. Và thế hệ bùng nổ trẻ em, nay đã đến tuổi vào đại học, với số lượng chỗ học không đủ cho họ vì cửa đại học đã mở rộng.

Nước Pháp trải qua quá trình hiện đại hóa -- những cửa hiệu nhỏ trước đây được thay thề bằng các siêu thị và các trung tâm mua sắm ở các vùng ngoại ô bắt đầu cạnh tranh với nội thành. Thức ăn nhanh đã xuất hiện, thách thức các quán rượu và các nhà hàng. Nhiều người Pháp đã đổ lỗi cho những ảnh hường Mỹ về sự phát triển này.

Năm 1968, sinh viên đã xuống đường phản đối về tình trạng các trường đại học đã quá đông sinh viên (và chẳng bao lâu sau đó những yêu sách đã đi xa hơn phạm vi những bất ổn ở đại học). Rồi các công nhân cũng tham gia những cuộc xuống đường đó. Chính quyền đã phải phản ứng ngay tức khắc (sợ rằng sẽ có một cuộc cách mạng mới), đồng ý sắp xếp lại mọi chuyện và đưa ra một số nhượng bộ.

Kinh tế thời kỳ 1969 – 1990

Sau cuộc khủng hoảng năm 1968, những chương trình phúc lợi xã hội đã được thành lập hoặc mở rộng bởi tổng thống De Gaul1e (1958- 1969) và sau đó bởi người kế vị là tổng thống Georges Pompidou (1969- 1974). Năm 1974 đảng UDR theo chính sách của De Gaul1e bị mất ghế tổng thống cho đảng viên Tự do Valery Giscard D' Estaing. Đến năm 1981 D' Estaing lại được kế vị bởi đảng viên Xã hội Francois Mitterand (1981- 1995). Đảng RPR theo chính sách Tân De Gaulle, do Jacques Chirac dẫn đầu, đã nắm quyền từ 1995.

Những ý tướng về một môi trường xanh đã bắt đầu lan tràn ở Pháp vào thập kỷ 1970. Tuy nhiên chiến lược cung cấp năng lượng của Pháp lại lệ thuộc chủ yếu vào nguồn điện sản xuất từ hạt nhân. Sự mất cân đối giữa các chương trình phúc lợi xã hội và thu nhập nhà nước đã dẫn tới sự gia tăng về thuế, và cùng với sự tăng trưởng bị đình trệ trong khoảng từ 1973 đến 1994, đã dẫn tới việc gia tăng tỉ lệ thất nghiệp đến 12%, làm thành một vấn đề xã hội quan trọng. Pháp đã phải liên tục gia tăng thu nhập, và một phương cách là đặt thêm thuế giá trị gia tăng lên đến 33%.

Pháp vẫn duy trì là một cường quốc kinh tế. Nông nghiệp vẫn đóng góp cho việc xuất khẩu của nước này, và các sản phẩm công nghệ cao thường được hợp tác với các nước láng giềng trong khối EC, như máy bay Airbus, tàu cao tốc TGV, vũ khí của hãng Thompson. Trong giai đoạn này, con tàu vũ trụ Ariane đã đưa các vệ tinh vào quỹ đạo từ căn cứ của Pháp tại Guyana.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2078-02-633492132077968750/Kinh-te/Lich-su-kinh-te-cua-Phap.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận