SỰ ĐA DẠNG VỀ ĐỊA LÝ
Pháp, ở ngã tư đường của lịch sử và địa lý, có một sự đa dạng ở nhiều lĩnh vực: về khí hậu, từ khí hậu Dịa Trung Hải đến khí hậu đại dương, từ khí hậu cận biển đến khí hậu lục địa; về địa hình, có từ những vùng đồng bằng rộng lớn ở vùng trung tâm khu lòng chảo Paris đến những đỉnh núi Alpine và Pyrenean, và từ những ngọn đồi cao trập trùng của khối núi Trung tâm cho đến những thung lũng lớn vùng sông Rhône và sông Loire. Mô hình địa lý này tiêu biểu cho những gì nước Pháp đã có đồng quê, nông nghiệp, vốn bắt nguồn từ truyền thống của nhiều thế kỷ, với những nông dân vẫn còn tập trung chủ yếu vào sản xuất và chăn nuôi, với các vườn nho để làm rượu, trái cây và rau. Pháp có một quang cảnh nông thôn đa dạng với những đồng bằng, những cánh đồng cỏ, rừng núi, bụi rậm, những vườn nho mọc trên đồi và những những vùng đất được tưới tiêu.
Phía Tây của đường chéo xuyên qua lãnh thổ Pháp, từ Bayonne đến Sedan, địa hình tương đối thấp, với độ cao hầu hết không quá 200 mét. Những vùng đồng bằng và cao nguyên của khu lòng chảo Paris và khu lòng chảo Aquitine bao trùm hầu hết khu vực này. Mặc dù không có núi cao, quang cảnh ở đây cũng rất đa dạng, một phần vì nó được hình thành từ nhiều cách khác nhau. Một số vùng đồng bằng bờ biển, như vùng Flanders, nổi lên từ biển khi thủy triều và những dòng sông để lại các chất cặn lắng đọng. Những vùng đồng bằng thấp như vùng Beauce, Brie và Picardy được hình thành bởi trầm tích: đá vôi và đất sét tụ lại dưới đáy biển vào đại Trung sinh và kỷ thứ ba. Ngoài ra có những vùng đồng bằng đất bồi màu mở như các vùng quanh sông Seine và sông Loire.
Về phía Bắc có khối núi Ardennes, một khối núi cổ đã bị bào mòn qua một thời gian rất dài. Về phía Đông Bắc có những dốc núi vùng Lorlaine. Về phía Nam có khối núi Trung tâm. Về phía Tây là khối núi Almoricain. Mô hình này được lập lại ở quanh vùng lòng chảo Aquitaine, được bao quanh bởi khối núi Trung tâm ở phía Đông và dãy núi Pyrénées ở phía Nam.
Địa hình ở nửa phía Đông Nam của nước Pháp thì trập trùng hơn. Ở đây có những ngọn núi với độ cao trung bình, từ 500 mét đến 1.700 mét. Chúng có những đỉnh tròn và những thung lũng với sườn dốc đứng. Trong khối núi Trung tâm có nhiều ngọn núi lửa đã tắt, như ngọn Cantal và ngọn Puy de Dôme. Những khối núi cổ khác không trải rộng xa lắm, như khối núi Maures và Estérel với những hẻm núi bị nước Địa Trung Hải khoét vào, tạo thành những quang cảnh đầy ấn tượng, mặc dù những đỉnh của chúng không cao quá 900 mét.
Khối núi Jura cũng có độ cao trung bình, nhưng là một khối núi tương đối trẻ, được hình thành từ kỷ thứ ba. Nó được tạo thành từ những nếp gấp trầm tích chứa đựng một lượng lớn đá vôi và cũng gây ấn tượng mạnh với những ngọn núi và thung cũng chen nhau, trong đó có đỉnh cao ngoạn mục. Những ngọn núi với độ cao trung bình cũng được tìm thấy ở phía Bắc và phía Nam dãy Pre-Alps, nơi đó núi thường có độ cao tới hơn 2.000 mét.
Những ngọn núi cao của Pháp có thể tìm thấy đặc biệt là trong vùng trung tâm của đãy núi Alps và đãy Pyrénées. Cả hai dãy núi này đã bắt đầu hình thành từ trên 50 triệu năm về trước, vào kỷ thứ ba, nơi những mảng vỏ trái đất chống đỡ cho lục địa châu Âu và châu Phi va vào nhau. Những đỉnh của các dãy núi này, vươn ra khỏi biên giới nước Pháp, đã đạt đến những độ cao lớn - núi Blanc trong dãy Alps có độ cao 4.807 mét, và núi Vignemate ở phần thuộc Pháp của dãy Pyrenees có độ cao 3.298 mét. Quang cảnh ở đây trông rất hùng vĩ, do các đỉnh cao hiểm trở, những đãy núi lởm chởm và các thung lũng hình chữ U. Ở phần phía Đông Nam của đất nước, tất cả các ngọn núi, dù là núi cổ hay mới hình thành, đã để lại phần đất rất ít cho những vùng đồng bằng. Những đồng bằng này hoặc là chạy dọc theo bờ biển, như ở Languedoc hay phía Đông Corsica, hoặc nằm giữa các ngọn núi, như các thung lũng Sông và Rhône.
Pháp được thoát nước bởi bốn con sông chính, là những điểm trung tâm cho sự phát triển công nghiệp và đô thị. Sông Loire (dài 1.012 km) và sông Garonne (dài 575 km) chảy không được đều, do đó không mấy thuận lợi cho giao thông, nhưng những cửa sông của chúng có những hải cảng thịnh vượng như Nantes-Sanint-Nazalre và Bordeaux. Những con sông khác chảy đều hơn và được trang bị những phương tiện cần thiết ở trên và xung quanh sông, là những tuyến đường giao thông quan trọng. Đó là sông Seine (dài 776 km), đã làm cho cảng Rouen và cảng Le Havre trở thành những cảng chính phục vụ cho Paris và vùng phụ cận. Sông Rhône (dài 522 km trong phần đất của Pháp) được bảo trì tết giữa vùng Lon và vùng biển. Ngoài ra, sông Rhine, hình thành 190 km biên giới giữa Pháp và Đức, là một trong những tuyến giao thông đường thủy quan trọng nhất thế giới.
Một sự phong phú như vậy cũng được tìm thấy dọc theo bờ biển dài 5.500 km của Pháp. Dọc theo biển Măng-sơ, ở các vùng Artois, Picardy và vùng thượng Normandy, bờ biển có những vách đá dốc đứng. Những vùng biển này được cắt bởi những cửa sông như cửa sông Somme và sông Seine, và bị xói mòn bởi nước biển. Những bờ biển đá bao quanh các khối núi cổ và những ngọn núi trẻ vốn có một lịch sử phức tạp. Biển đã biến các bờ này thành các vịnh hay các doi đất, đôi khi có những hòn đảo nhỏ bao quanh, như ở vùng Brittany, Provence và phía Tây Corsica. Việc này đã tạo thành những bờ biển lởm chởm có nhiều hải cảng, nhưng những cảng này đòi hỏi những kỹ năng đi biển thuần thục.
Những bãi cát được tìm thấy đọc theo mép của những vùng đồng bằng và cao nguyên ở Flanders, Les Landes, Lanquedoc và phía Đông Corsica. Những vùng này rất thích hợp cho du lịch, nhưng lại khó xây đựng các hải cảng. Cuối cùng là các vùng bờ biển đầm lầy như các khu vực Camargue và Poitevin, trước đây không thích hợp cho môi trường sống của con người, đến nay đã trở thành những điểm du lịch và là một phần của những khu bảo tồn thiên thiên.