NỀN CỘNG HÒA THỨ NĂM
Bảy năm sau đó, trong một sự kiện đánh dấu lần đầu tiên trong thế kỷ 20 người dân Pháp đi bầu trực tiếp để chọn tổng thống, de Gaulle đã thắng cử lại với 55% tổng số phiếu, đánh bại ứng cử viên Francois Mitterrand. Tháng 4 năm 1969 de Gaulle từ chức sau khi thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý về đề nghị của chính quyền thành lập 21 vùng với quyền lực chính trị hạn chế từng vùng. Sau de Gaulle là một lọat các tổng thống kế vị:
+ Georges Pompidou (1969-1974)
+ Valery Giscard d'Estaing (1974-1981)
+ Francois Mitterland (1981-1995)
+ Jacques Chirac (được bầu năm 1995)
Trong khi nước Pháp tiếp tục tôn sùng lịch sử phong phú và nền độc lập của mình, những nhà lãnh đạo của Pháp vẫn không ngừng thắt chặt tương lai của nước Pháp với sự phát triển không ngừng của khối Liên minh Châu Âu. Trong nhiệm kỳ của mình, tổng thống Mitterrand đã nhấn mạnh sự quan trọng của việc hòa hợp châu Âu và tán thành việc thông qua hiệp ước Maastricht về sự liên hiệp chính trị và kinh tế của châu Âu. Tổng thống Jacques Chirac nhận nhiệm vụ vào ngày 17 tháng 5 năm 1995, sau một chiến dịch tập trung vào nhu cầu lúc đó và chiến đấu với nạn thất nghiệp nan giải của Pháp. Trọng tâm của các vấn đề nội bộ đã chuyển sang việc cải cách kinh tế với các biện pháp thắt lưng buộc bụng nhằm giúp cho nước Pháp đáp ứng được những tiêu chuẩn do Hiệp hội Kinh tế và Tiền tệ đặt ra.
Trong mặt trận an ninh và đối ngoại, Chirac đã tiến hành những biện pháp cứng rắn hơn trong việc bảo vệ những người gìn giữ hòa bình ở Nam Tư cũ và xúc tiến các hiệp ước hòa bình được bàn thảo ở Dayton, Ohio và ký ở Paris vào tháng 10 năm 1995. Nước Pháp và một trong số những nước hỗ trợ mạnh mẽ nhất cho NATO và EU về các chính sách ở vùng Balkan.