NỮ HOÀNG VÕ TẮC THIÊN
Ngày 9 tháng 9 năm đầu đời Đường Tải Sơ (năm 689), tại điện Hàm Nguyên trong cung Đại Minh ở kinh đô Tràng An, vang rền tiếng chuông khánh, trăm quan vai lạy, một vị phụ nữ đầu đội vương miện, mình khoác hoàng bào dõng dạc tuyên bố đổi quốc hiệu là Chu, đổi niên hiệu thành Thiên Thụ, tự xưng là Thánh Thần Hoàng đế. Đó chính là Nữ Hoàng đế Võ Tắc Thiên vị Nữ hoàng duy nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc.
Võ Tắc Thiên (624-705) còn có tên là Võ Chiếu, người Vân Thuỷ, Tịnh Châu (Văn Thuỷ Đông, tỉnh Sơn Tây ngày nay). Cha mẹ từng là thương nhân làm nghề buôn bán gỗ, sau theo Lý Uyên chống nhà Tuỳ, trở thành lớp quí tộc mới của nhà Đường. Võ Tắc Thiên má hồng môi thắm xinh đẹp vô cùng, năm 14 tuổi được vua Đường Thái Tông tuyển vào cung làm Tài nhân, ban cho tên gọi là Võ Mỵ. Sau khi Đường Thái Tông mất, Võ Tắc Thiên cùng các phi tần của ông đều phải đến chùa Cảm Nghiệp, xuất gia làm nicô.
Năm 649, Thái tử Lý Trị lên nối ngôi, tức là Đường Cao Tông, ông đưa Võ Tắc Thiên trở lại Hoàng cung, lập làm Phi tử, vô cùng sủng ái. Sáu năm sau, Vỏ Tắc Thiên được lập làm Hoàng hậu. Đường Cao Tông lắm bệnh, uỷ thác cho Võ Tắc Thiên trông coi triều chính. Võ Tắc Thiên ham đọc sách văn sử, có quyền mưu, dần dần một mình nắm đại quyền, cùng với Cao Tông xưng chung là Nhị Thánh. Bà liên tiếp phế truất. Thái tử Lý Hoàng, Lý Hiền. Sau khi Cao Tông mất bà lại phế truất Đường Trung Tông Lý Hiển, lập con nhỏ là Duệ Tông Lý Đán, tự mình khống chế quyền lớn quốc gia.
Võ Tắc Thiên thiết triều nhu một vị nữ chúa. Trong thời đại phong kiến trọng nam khinh nữ, bà vấp phải sự chống đối trên nhiều phương diện. Từ Kinh Nghiệp, Lạc Tân Vương đã khởi binh ở vùng Dương Châu chống lại bà. Các tôn thất nhà Đường như Lý Trinh, cha con Ly Xung tổ chức vũ trong thảo phạt. Tất cả đều bị bà dẹp tan. Bà không câu nệ trong việc lựa chọn nhân tài, tự mình chủ trì các cuốc thi Đình, có biện pháp đề cao địa vị những người đỗ đạt trong các kỳ thi tuyển. Bà còn đặt ra các kỳ thi võ, phát triển chế độ khoa cử. Nhờ sự nổ lực của bà, Triều đình đã quy tụ được một lớp người có tài năng. Tể tướng có Địch Nhân Kiệt, Điêu Sùng, Trương Giản; tướng quân có Đường Hữu Cảnh, Lâu Sư Đức, Quách Nguyên Chấn v.v. . .. .Võ Tắc Thiên rất coi trọng sản xuất nông nghiệp, ra lệnh biên soạn sách Triệu nhân bản nghiệp ký, mở lộng và cải tiến kỹ thuật nông nghiệp . Đồng thời bà còn chú ý xây dựng tu sửa các công trình thuỷ lợi, đã cho làm nhiều đê đập mương máng ở các vùng Thiểm Tây, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Nội Mông. . . Bà quy định: Phàm nhũng châu huyện nào, ruộng đất được khai khẩn nhiều, trăm họ có thừa lương thực thì quan địa phương được khen thưởng và thăng tiến; những châu huyện nào mà cai trị không tốt trăm họ phải bỏ đi lưu lạc thì quan địa phương phải xử tội. Võ Tắc Thiên tham chính từ khi còn là Hoàng hậu năm 32 tuổi cho đến năm bà 82 tuổi, vừa đúng 50 năm cầm quyền. Trong thời gian bà cầm quyền, nền kinh tế của đất nước phát triển từng bước, dọn đường cho thời Khai Nguyên thành trị sau này.
Thời kỳ Võ Tắc Thiện cầm quyền, bà đã làm được một số việc có lợi cho đất nước, nhưng bà cũng bổ nhiệm đám quan lại tham nhũng, xây dựng thêm nhà ngục, tôn thất triều thần bị bắt giam, người bị giết oan cũng nhiều. Thời kỳ đầu, bà còn chịu nghe những ý kiến bất đồng chăm lo việc trị nước, nhưng những năm cuối lại sống xa hoa phóng đãng, việc triều chính thêm nhiều tệ nạn. Năm đầu đời Thần Long (705) Đường Trung Tông nhân lúc Võ Tắc Thiên bị bệnh nặng, đã phát động cuộc chính biến, khôi phục lại quốc hiệu Đường, tôn bà làm Tắc Thiên Đại Thánh Hoàng Đế. Mùa đông năm đó, Võ Tắc Thiên qua đời.