Tài liệu: Nam Phi - Đặt tên theo vị trí địa lý

Tài liệu
Nam Phi - Đặt tên theo vị trí địa lý

Nội dung

NAM PHI (SOUTH AFRICA) - ĐẶT TÊN THEO VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

 

1. Nguồn gốc tên gọi

Nam Phi có tên đầy đủ là “Cộng hòa Nam Phi”, nằm ở cực nam châu phi; đông, tây nam ba mặt giáp với Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

Tên Nam Phi được đặt theo vị trí địa lí của nước này, người dân bản xứ gọi là “Azania”, nguyên là tiếng Ả Rập, trong đó “Zaj” chỉ “người châu Phi da đen”. Từ đó “Azania” có nghĩa là “vùng đất của người da đen”, chỉ bờ biển Đông Phi và các đảo phụ cận. Về sau Đại hội Quốc dân người Phi ở Nam Phi lấy đặt thành tên nước.

Trước khi vùng đất này có dấu chân của kẻ thực dân phương Tây, đã có các bộ tộc người Busuman, Huotundu và Bantu sinh sống đông đúc. Cuối thế kỷ XV, người Bồ Đào Nha trên đường đến Ấn Độ để tìm vàng, đi thuyền tình cờ ghé đến mũi Hảo Vọng, phát hiện rằng Nam Phi là vùng đất giàu có. Năm 1652, thực dân Hà Lan bắt đầu xâm nhập vào vùng ven biển, xây dựng thuộc địa ở Cape. Năm 1795, người Anh đổ bộ lên Cape, từ đó Nam Phi là thuộc địa tranh đoạt giữa người Anh và người Hà Lan, chiến tranh xảy ra liên miên, người Phi ở đây cơ cực lầm than. Năm 1866, Nam Phi phát hiện ra mỏ kim cương, hai năm sau lại phát hiện ra mỏ vàng, từ đó người phương Tây không ngừng đổ xô, di dân đến đây.

Từ năm 1899 - 1902, xảy ra chiến tranh giữa người Anh và người Boer, hậu duệ của người Hà Lan, để tranh giành Nam Phi, cuối cùng người Anh thắng. Ngày 31 tháng 5 năm 1910, Anh đem bốn châu ở đây là Cape, Natal, Transvaal và Orange hợp nhất thành “Liên bang Nam Phi”, là lãnh địa tự trị của mình. Ngày 31 tháng 5 năm 1961, chính phủ Đảng Quốc dân Nam Phi tuyên bố rút khỏi Liên hiệp Anh, thành lập nước Cộng hòa.

2. Quốc kỳ - quốc huy

·        Quốc kỳ

Tháng 10 năm 1994, sau khi chính phủ đoàn kết dân tộc do đảng Quốc đại Phi, đảng Quốc Dân và Incata hợp thành được thành lập, quốc kỳ mới được chế định. Quốc kỳ do 6 màu: đỏ, lục, đen, lam, vàng và trắng hợp thành. Màu sắc và hình vẽ trên quốc kỳ phản ánh tính đoàn kết giữa các dân tộc khác màu da của nước Nam Phi mới, đánh dấu sự ra đời của bình đẳng và dân chủ.

·        Quốc huy

Trung tâm là hình tấm lá chắn. Bốn nhóm hình vẽ trên tấm lá chắn tượng trưng cho 4 khu hành chính của cả nước. Góc trên bên trái là hình một phụ nữ đang thả neo, tượng trưng cho tỉnh Cape Town; hình hai con linh dương châu Phi ở góc trên bên phải tượng trưng cho tỉnh Natal; hình cây quýt ở góc dưới bên trái tượng trưng cho bang tự do Orange (Orange Free State); hình chiếc xe hàng ở góc dưới bên phải tượng trưng cho tỉnh Transvaal. Con sư tử phía trên tấm lá chắn cầm một cành cây bẻ không gãy, tượng trưng cho câu cách ngôn “Đoàn kết là sức mạnh” biết bằng chữ La tinh trên dải trang trí của quốc huy; sư tử tượng trưng cho sức mạnh. Hai bên tấm lá chắn có hai loài động vật đặc trưng của châu Phi: một con linh dương nhỏ và một con linh dương lớn sừng thẳng.

3. Quốc ca

Thượng đế phù hộ cho châu Phi luôn yên ổn, để thanh danh châu Phi truyền khắp bốn phương. Xin lắng nghe chúng con đọc lời cầu khẩn, Thượng đế phù hộ chúng con, Thượng đế phù hộ chúng con.

Hãy đến, Thánh linh, hãy đến, hãy đến, hãy đến, Thánh linh, hãy đến, hãy đến, hãy đến, Thánh linh, ban ân phát phúc, cầu xin Người phù hộ chúng con, con cháu đời đời của châu Phi.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/316-02-633389411105034528/Chau-Phi/Nam-Phi---Dat-ten-theo-vi-tri-dia...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận