Tài liệu: New Zealand - Các vùng của New Zealand

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Trên 600 năm về trước, một số lớn bộ tộc người Maori đã định cư trên dải đất hẹp này. Những thành viên của bộ tộc Ngati Whatua được coi như là những cư dân đầu tiên ở đây.
New Zealand - Các vùng của New Zealand

Nội dung

Các vùng của New Zealand

 

ĐẢO BẮC

Auckland

Trên 600 năm về trước, một số lớn bộ tộc người Maori đã định cư trên dải đất hẹp này. Những thành viên của bộ tộc Ngati Whatua được coi như là những cư dân đầu tiên ở đây. Những cuộc chiến đổ máu giữa các bộ tộc khác nhau vẫn còn diễn ra đến giữa thế kỷ thứ 18. Những cuộc đụng độ này thường xảy ra ở các thành trì, hầu hết được xây dựng trên các núi lửa.

Thành phố này được đặt tên lần đầu khi thuyền trưởng William Hobson thấy cần phải dời thủ đô từ thị trấn nhỏ phía Bắc là Russei đến Auckland vào năm 1840. Với ảnh hưởng mạnh của Công ty New Zealand, Auckland buộc phải bỏ ngôi vị thủ đô của mình để nhường cho Weiiington vào năm 1865.

Ở đây có 60 ngọn núi lửa mà nếu leo lên đến đỉnh người ta bao quát được quang cảnh thành phố. Ngày trước, những ngọn núi lửa này là các thành trì của người Maori. Ngày nay Auckland đã sử dụng những ngọn núi này làm công viên thiên nhiên và làm nơi chạy bộ đề rèn luyện thân thể.

Toàn cảnh Auckland được nhìn rõ nhất từ đỉnh núi Eden.

Ở độ cao l96 mét, miệng núi lửa này vẫn còn nguyên sơ, được làm nơi chăn thả cừu với những sườn núi đầy cỏ. Xa hơn về hướng Nam có một ngọn núi lửa với tên gọi là Đồi Một Cây. Trên ngọn núi này, ở độ cao 183 mét có một đài kỷ niệm đã được xây dựng. Đồi Một Cây rất đẹp nếu tham quan vào ban đêm. Những ngọn núi lửa khác có thể trèo lên được ở đây có núi Albert và núi Wellington ở phía Nam, núi Hobson và núi St John ở huyện Remuera và núi Victoria ở Devonporl.

Bán đảo Coromandel

Lởm chởm, hoang sơ và dày đặc rừng cây, bán đảo Coromandel là một ngón tay xương xẩu chìa ra khỏi vùng đô thị của Auckland, trên bờ vịnh Hauraki. Dân cư ở vùng bán đảo này thưa thớt, trải ra trên những bờ biển gồ ghề. Ở bờ biển phía Đông có một số bãi tắm tuyệt hảo.

Mặc dù vùng bán đảo này vẫn giữ được nét thiên nhiên của nó, và ngày nay được bảo vệ như một công viên rừng, vào thế kỷ 19 vẫn không thoát khỏi bàn tay của những người săn lùng vàng, nhựa thông Caori và gỗ. Nạn chặt phá rừng ở đây chỉ chấm dứt sau khi người ta đã tàn phá một phần những khu rừng thông Caori bạt ngàn tại đây. Vùng bán đảo này ngày nay vẫn còn một trữ lượng lớn về vàng, bạc, kẽm và ch, và người dân địa phương ở đây lo ngại rằng những lợi nhuận thương mại sẽ một lần nữa đe dọa hệ sinh thái đang được phục hồi.

Mũi Đông

Vùng đất rộng lớn và thưa dân của bán đảo Mũi Đông được cách ly khỏi phần còn lại bởi đãy núi lởm chởm Raukumara. Ở đây không những chỉ có truyền thống và văn hóa phong phú của người Maori, mà người Âu cũng có lịch sử của riêng họ: thuyền trưởng James Cook lần đầu tiên đã đặt chân lên đất New Zealand tại đây vào năm 1769.

Một đặc điểm lm cho khu vực này trở nên độc đáo trên thế giới: chính tại nơi này tia nắng đầu tiên của buổi sáng chiếu tới mặt đất. Hiện tượng này là do vị trí kinh độ của vùng này và của thị trấn Gisborne (178 kinh độ Đông), kết hợp với đường phân chia múi giờ quốc tế và sự uốn cong của trái đất tại vĩ độ của Gisborne (38,4 vĩ độ Nam).

Núi Hikurangi, cao 1.753mét, tọa lc trên bờ biển về phía Bắc của Gisborne và nổi tiếng thế giới với tia nắng đầu tiên chiếu xuống vùng này. Một điểm lý thú nữa và bộ tộc Ngai Porou coi ngọn núi này là linh thiêng. Trong ngày tháng 1 năm 2001, một Lễ hội Tia sáng Đầu tiên (lễ hội này được cử hành hàng năm) của thế kỷ 21 đã được cử hành tại đây. Tia nắng đầu tiên được chiếu xuống một nơi mà hàng năm có trên 22.000 giờ nắng, lm cho nơi này trở thành một nơi có nhiều nắng nhất New Zealand.

Khu vực Gisborne, bao phủ phần lớn bán đảo Mũi Đông, kéo dài từ vùng bờ biển ở dãy núi Raukumara về phía Bắc tới Lottin Point, về phía Nam tới dãy núi Wharerata. Chỉ có 46.000 người sống trên một khu vực rộng 8.300 km2 trong số đó có 17.000 người Maori. So với những vùng khác, tỉ lệ người Maori ở đây là cao, đã góp phần thêm cho sự đa dạng hấp dẫn về đời sống văn hóa và lịch sử tại đây.

Một điểm tinh túy của Mũi Đông là 115.000 héc ta của dãy núi Raukulnara, là một trong số ít những nơi của Đảo Bắc có điện tích rộng lớn với những vùng quê xa xôi và còn nguyên sơ, và những địa hình lởm chởm với hầu hết là rừng nguyên sinh.

Hikurangi, ngọn núi cao nhất trong số những núi không phun lửa ở Đảo Bắc, là một điểm nổi bật nhất về địa hình tại vùng bán đảo này. Cùng với các ngọn núi Honokawa, Aorangi, Wharekia và Taitai, nó tạo thành một dãy núi ngoạn mục. Những con còn sót lại của giống chim moi khổng lồ được tìm thấy tại chân của ngọn núi này.

 

Napier

Vào ngày 3 tháng 2 năm 193l; thành phố Napier đã biến mất trên mặt đất. Một. trận động đất đo được 7,8 độ Richter đã san bằng thành phố này cùng với thị trấn Hastings kế đó. Có 258 người đã thiệt mạng trong thiên tai này.

Tuy nhiên Napier từ lâu đã vực dậy để trở thành một thành phố thịnh vượng trong thập kỷ 1990. Cả khu vực chung quanh vịnh Hawke đã tiến triển thành một trung tâm có triển vọng của cả nước. Kết quả này đặc biệt nhờ vào khí hậu điển hình của khu vực này, nơi thời gian mặt trời chiếu sáng là điều độ hơn bất kỳ chỗ nào trên đảo. Nhờ đó trái cây và các loại rau mọc xanh tốt. Hàng năm có trên 20.000 tấn nho được thu hoạch trên giàn, sau đó được chế biến tại 17 lò rượu nổi tiếng để thành những loại rượu vang ngon nhất của New Zealand.

Waikato

Waikato nằm ở phía nam Auckiand và bán đảo Coromandel. Trái với Coromandel, đây là một khu vực gồm những vùng đồng bằng rộng lớn và ph nhiêu, có những cánh đồng không những màu mỡ nhất New Zealand mà còn nhất cả trên thế giới. Mặc dù hầu như nổi tiếng với cánh đồng chăn nuôi bò sữa với năng suất cao, vùng này trong những năm gần đây còn trở nên quan trọng với nghề lm vườn. Trung tâm của khu vực này là Hamilton, nằm trên bờ sông Zwaikato, với chiều dài 425 km, là con sông dài nhất của New Zealand.

Wanganui

Thành phố Wanganui có tầm quan trọng nổi bật nhờ con sông cùng tên với nó. Sông Wanganui chảy vào biển Tasman và từ trước tới nay vẫn là một trong những phương tiện giao thông quan trọng nhất để đi về phía Bắc của đảo: Không có gì đáng ngạc nhiên khi những cuộc xung đột giữa các bộ tộc của người Maori và người Pakeha trong những năm định cư đầu tiên đã xảy ra thường xuyên tại đây. Những trận chiến đó nay đã đi vào lịch sử và chỉ được ghi dấu bằng những bộ sưu tập nghệ thuật Maori được trưng bày tại Bảo tàng Khu vực Wanganui, tọa lạc trong công viên Queen.

Phần lớn nước sông ở vùng thượng lưu dòng sông đã được chuyển đổi thành điện năng, nhưng điều này không làm ảnh hưởng đến nét quyến rũ của Wanganui. Ở đoạn đầu, dòng sông rất rộng và chảy điều hòa, nhưng sau đó đột ngột thay đổi và chảy xiết qua vùng Maori, nơi ngày nay đã được lập thành Công viên Quốc gia Wanganui. Đi qua đây, người ta sẽ được nghe những bản nhạc thiên nhiên, và tiếng hót của hàng ngàn con chim sống trong những vùng cây rậm rạp trên bờ sông dốc đứng.

Đảo Nam

Canterbury

Vùng này có hai loại cảnh quan khác nhau cùng gây ấn tượng sâu sắc: khu vực bằng phẳng bao la của đồng bằng Canterbury và vùng núi đồ sộ của dãy Southern Alps. Thành phố chính ở đây là Christchurch, có một phong vị Ăng lê rô nét. Về phía Đông Nam là bán đảo Banks dễ mến với những người Pháp định cư ở Akaroa. Ở đây bánh mì que và rượu vang đã lấn át trà và bánh nướng. Dãy núi Alps tạo thành ranh giới về phía Tây của vùng này, với núi Cook và Công viên Quốc gia Arthur's Pass, đều là những thắng cảnh thiên nhiên tuyệt vời.

Marlborough

Marlborough và Nelson thuộc về các vùng có nắng nhiều nhất ở New Zealand. Một số loại rượu vang ngon nhất của New Zealand được làm từ nho trồng ở đây, và những vườn cây ăn quả cho những mùa bội thu về những loại trái cây xuất khẩu nổi tiếng như quả kiwi, táo và lê. Ngoài ra, gần như tất cả thuốc l và cây hoa bia được trồng ở vùng đồng bằng ven biển quanh khu vực Motueka, ở phía Tây vịnh Tasman.

Những hồ phía Nam/Fiordland

Được tạo thành từ những dòng sông băng từ mấy ngàn năm về trước, các hồ Wanaka, Hawea, Wakatipu, Te Nau và Manapouri được đặt trong một khung cảnh hoa lệ ngay cả với những chuẩn mực của New Zealand. Trung tâm của vùng này là Queenstown, không những có bối cảnh thơ mộng bên hồ Wakatipu, mà còn có trò chơi trượt tuyết vào mùa đông và nhiều hoạt động ngoài trời vào mùa Hè.

Về phía Bắc và phía Tây Nam của Queenstown là khu vực hoang dã của núi Asplring và Công viên Quốc gia Fiordland. Núi Aspriring gây ấn tượng cho mọi người với quang cảnh thiên nhiên của vùng cao, và Công viên Quốc gia Fiordland thì có những vịnh hẹp ngoạn mục và những khu rừng mưa cây luôn xanh lá.

Southland

Vùng này bao gồm Southland, đảo Stewart ở phía Nam của Đảo Nam và toàn bộ vùng Otago, ngoại trừ khu vực các hồ nước quanh Queenstown. Ranh giới tự nhiên về phía Tây của vùng này là Cộng viên Quốc gia Fiordland, và về phía Bắc là sông Waitaki.

Ở đây có mưa nhiều và nhiệt độ trung bình vào mức thấp nhất trong cả nước. Về phía Đông của Invercargil1, Công viên Rừng Catlin có nhiều loài chim nguyên thủy và đa dạng các loài động vật có vú ở biển dọc theo bờ biển. ở đảo Stewart, dân cư rất ít và phần lớn diện tích được bao phủ bởi rừng rậm. Ở đây có rất nhiều chim kiwi sinh sống trong môi trường tự nhiên.

Khu vực Otago nằm ở giữa Southland và Canterbury và được ngăn cách với Southland bởi sông Mataura chảy vào vùng biển phía Đông Invercargill. Nhìn chung khí hậu ở đây khô ráo và có nhiều nắng hơn các vùng của Southland. Bán đảo Otago có một môi trường đa dạng về đời sống hoang dã và một phong cách Tô Cách Lan. Thành phố lớn nhất ở đây là Dunedin, tự hào về những đặc điểm Tô Cách Lan của mình, giống như Christchurch tự hào về những đặc điểm Ăng lê của họ.

 

BỜ BIỂN TÂY

Bờ biển Tây là một mảnh đất thưa dân, được giới hạn một bên bởi những ln sóng của biển Tasman và bên kia bởi những sườn của rừng mưa trong dãy Southern Alps. Đ một thời vàng đã đem lại sự thịnh vượng cho vùng bờ biển hoang dã và cách biệt này, và ngày nay một chút không khí của những ngày đào vàng hối hả xưa kia vẫn còn ở Shantytown, gần Greymouth và ở mỏ vàng Mitchel1's Gully. Những đặc điểm khác của vùng này là những sông băng Franz Joscf và Fox, những tảng đá được nước biển bào mòn ở Punakaiki và Công viên Quốc gia Westland.

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2139-02-633493180471718750/Dia-ly/Cac-vung-cua-New-Zealand.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận