Người Java thích nhảy múa
Trên đảo Java có từ Khơliman nghĩa là chịu đòn, và người Java lại có trò chơi Khơliman thú vị. Mỗi dịp tuần trăng theo lịch Java, họ lại tổ chức trò chơi này. Hai chàng trai cởi trần, một người cầm chiếc roi dài, ngọn roi to bằng ngón tay trỏ, người kia để tay không. Trong tiếng trống bập bùng, chàng trai tay không phải né tránh sang phải sang trái, ra sức để cho đầu roi không chạm vào người. Người cầm roi tươi cười hớn hở; người chịu đòn vẫn thong thả ung dung.
Người Java là dân tộc đông nhất ở Indonesia trong khu và Đông Nam Á, chủ yếu phân
trên đảo Java thuộc đại chủ Mongoloid loại hình Mã Lai, nói tiếng Java, có khoảng 70 triệu người.
Tổ tiên của người Java ngay từ thế kỷ II đến thế kỷ III đã lập ra nhà nước phong kiến tảo kỳ. Trong lịch sử, họ chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ.
Người Java làm công việc sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đắp ruộng bậc thang, trồng múa nước, ngô, cà phê, mía và cao su. Người Java ở vùng ven biển cũng làm nghề cá. Người Java chiếm trên một nửa số công nhân xí nghiệp trong cả nước Indonesia. Họ có nền văn hóa nghệ thuật khá phát triển, âm nhạc, vũ đạo, điêu khắc và vẽ trên vải đều rất đặc sắc. Cameran là một thứ nhạc cụ giàu sắc thái dân tộc, thường dùng để hòa tấu. Mỗi khi vào ngày tết dân tộc hoặc những ngày lễ khác, người Java thường nhảy múa các điệu múa quê hương dân tộc trong tiết tấu biến hóa dồn dập của nhạc cụ Cameran.
Người Java ở trong các thôn trong, có nhà thờ và nghĩa trang chung, ruộng đất phần lớn là sở hữu công cộng. Ngoài các tín ngưỡng Islam giáo và Kitô giáo, người Java còn bảo lưu tín ngưỡng vạn vật hữu kinh, hàng năm đều tổ chức các nghi lễ tống tiễn ma quỷ tội ác...