Tài liệu: Nhà thờ Vaxili khổ hạnh

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nhà thờ “Vaxili khổ hạnh” là lấy tên một người dân mátxcơva có tính kì dị khi chết chôn ở đây. Tên chính thúc của nhà thờ là Pôcơropxki.
Nhà thờ Vaxili khổ hạnh

Nội dung

Nhà thờ Vaxili khổ hạnh

Nhà thờ “Vaxili khổ hạnh” là lấy tên một người dân mátxcơva có tính kì dị khi chết chôn ở đây. Tên chính thúc của nhà thờ là Pôcơropxki.

Nhà thờ “Vaxili khổ hạnh” do hai kiến trúc sư Barma và Pôxtơnhic xây dựng từ năm 1555 đến 1560 mới hoàn thành. Nhà thờ “Vaxili khổ hạnh” nằm ngay trên Hồng trường Mátxcơva. Nhà thờ Pôcơropxki không chỉ thể hiện cá tính sáng tạo của nghệ sĩ mà còn là nơi quy tụ độc đáo những nét ưu tú nhất của nền kiến trúc dân gian Nga. Ngôi nhà thờ này chú yếu xây bằng gạch, chỉ có tầng hầm và một số chi tiết trang trí làm bằng đá trắng. Qua các chi tiết và diện mạo nhà thờ, đối với những người không am hiểu mấy về kiến trúc, cũng có thể nhận ra những nét dáng của nền kiến trúc gỗ truyền thống của dân tộc Nga, mà ngày nay loại kiến trúc này lưu lại không nhiều.

Cấu trúc của nhà thờ “Vaxili khổ hạnh” tuân thủ một logich nghiêm ngặt đáp ứng yêu cầu quốc gia và trở thành công trình tưởng niệm chiến thắng ở Kazan. Các nhà kiến trúc đã phải xây dựng một khối nhà 8 nhà thờ riêng biệt tượng trưng cho các ngày của các trận quyết chiến để giành thủ đô của Vương quốc Kazan, một nơi mà kẻ thù nước Nga dùng làm bàn đạp tấn công nước Nga.

Để thể hiện ý đồ đồ, người ta tìm ra một giải pháp: ở giữa bốn nhà thờ hình cột cao, người ta xây bốn nhà thờ thấp hơn. Và 8 nhà thờ đó, ôm lấy ngôi nhà thờ thứ 9 (ngôi nhà thờ chính), vươn cao hơn nhiều so với 8 cái kia. Ở những ngôi nhà thờ thấp, mái vòm nặng được trang trí kỹ lưỡng. Mái nhà thờ chính nhẹ nhàng vươn thẳng lên trời.

Như vậy ở phía Nam Hồng trường, không đơn giản chỉ là một ngôi nhà thờ, mà là một “thành phố gạch đá” đầy gợi cảm, đầy ý nghĩa.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4137-02-633705430759181778/Nga/Nha-tho-Vaxili-kho-hanh.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận