Bò sát xuất hiện khi nào?
Bò sát phát triển trong suốt kỷ Pécmi (cách đây khoảng 280 – 225 triệu năm). Chúng chủ yếu phân bố trên đất liền.
Loài đầu tiên trong số tất cả những loài bò sát là hylonomus. Nhiều mẫu hoá thạch của loài vật này đã được tìm thấy trong những tảng đá có niên đại vào cuối kỷ Than đá. Loài hylonomus dài từ 20cm đến 1 mét và có lẽ sống bằng côn trùng. Người ta cho rằng chúng sống trong những thân cây già.
Loài hylonomus thuộc nhóm cotylosaurien (thằn lằn cối), tổ tiên của loài bò sát nguyên thuỷ mà có thể đã sinh ra tất cả những loài bò sát tiếp theo đó. Những loài bò sát nguyên thuỷ có mối quan hệ với loài tổ tiên này, chẳng hạn như loài limmocélis (thằn lằn đầm hồ), một loại ăn thịt, và người anh em của nó có tầm vóc nhỏ bé hơn là labidosaure (thằn lằn sơ khía). Bò sát nguyên thuỷ lớn nhất là những loài ăn thực vật, như loài scutosaure (thằn lằn vảy) và loài paréiasaure (thằn lằn má bạnh). Chúng được bảo vệ bằng một chồi (bướu) xương và có chiều dài hơn 3 mét. Đến cuối kỷ Pécmi, toàn bộ loài bò sát này đã biến mất.