Tài liệu: Những phát minh vĩ đại cho con người

Tài liệu
Những phát minh vĩ đại cho con người

Nội dung

NHỮNG PHÁT MINH VĨ ĐẠI CHO CON NGƯỜI

 

TRONG NĂM MƯƠI NĂM ĐẦU CỦA THẾ KỶ XX, những phát minh và khám phá mới đã làm biến đổi cả đời sống hàng ngày và thế giới khoa học. Người dân bình thường đã có máy truyền thanh, phương tiện liên lạc, thuốc men, xe hơi... Các nhà khoa học đã tạo ra ngành vật lý mới với những phát hiện bất ngờ về lực được che giấu trong vật chất. Thế giới hiện đại đã dần hiện ra.

 

Năm 1901: Ngay ngày đầu năm, sáu thuộc địa riêng lẻ của Úc đã trở thành những quốc gia trong một liên bang mới, Liên bang Úc. Liên bang này có chính phủ độc lập, nhưng vẫn nằm dưới sự cai trị của Nữ hoàng Victoria.

 

Năm 1902: Câu lạc bộ kén chọn thành viên nhất của Anh được hình thành khi vua Edward VII lập ra Huân chương Chiến công, nhằm ban thưởng cho những cống hiến trong lĩnh vực khoa học và nghệ thuật. Lúc nào câu lạc bộ cũng chỉ có 24 thành viên. Người phụ nữ đầu tiên được tưởng thưởng huân chương chiến công là Florence Nightingale.

 

Năm 1902: Trong tháng 4, vở nhạc kịch duy nhất của nhà soạn nhạc Pháp, Claude Debussy, Pelléas và Mélisande được biểu diễn lần đầu tiên. Giọng nữ cao người Scotland, Mary Garden trở nên nổi tiếng khi đảm nhiệm vai trò lĩnh xướng nữ trong vai Mélisande.

 

Năm 1902: Người kiến tạo đế chế Anh, Cecil Rhodes qua đời, học bổng mà ông lập ra chỉ dành cho sự hợp nhất các quốc gia nói tiếng Anh. Học bổng này về sau cũng được trao cho cả nữ sinh viên nữa.

 

Năm 1903: Emmeline Pankhurst thành lập hội phụ nữ và liên minh chính trị để vận động cho quyền bầu cử của phụ nữ Anh. “Những phụ nữ đòi đi bầu” (như người ta vẫn gọi họ) lúc đầu bị từ chối, họ đã dùng đến bạo động như việc đốt những tòa nhà không người ở.

 

Năm 1903: Cuộc đua xe đạp vòng quanh nước Pháp, Tour de France được phóng viên người Pháp, Henri Desgrange phát động để tạo ra nguồn cung cấp những câu chuyện lý thú cho tờ báo của ông. Vượt qua 60 tay đua khác, tay đua 21 tuổi, Maurice Garin đã chiến thắng sau gần 95 giờ miệt mài trên con ngựa sắt.

 

Năm 1904: Những chiếc taxi đen nổi tiếng của London chạy ra đường phố đã nhanh chóng thay thế những chiếc xe trước đây phải nhờ ngựa kéo. Những luật lệ khắt khe về kích cỡ vòng trở đầu sẽ được áp dụng do vẻ ngoài kỳ cục và thẳng đứng của những chàng tân bình này.

 

Năm 1905: Luật sư Paul P. Harris thành lập nhóm Rotary International, một nhóm gồm các doanh nghiệp cùng những chuyên gia trên thế giới tận tụy với các chuẩn mực cao về đạo đức nghề nghiệp trong công việc của họ để cùng hội họp “lòng vòng” hết văn phòng này đến văn phòng khác như tên gọi của nó (rotate nghĩa là lòng vòng).

 

Năm 1907: Người dân Iceland khao khát độc lập đã giận dữ về hình ảnh của người nông dân nước này được mô tả trong lần biểu diễn đầu tiên tại nhà hát Abbey thuộc Dublin của vở kịch “Playboy of the Western World” (Tay chơi của Thế giới phương Tây) do nhà viết kịch J.M. Synge viết ra. Nhưng về sau, dân Iceland lại đâm ra ngưỡng mộ nó.

 

Năm 1907: Nhà sư phạm người Ý, Maria Montessori bắt đầu dạy trẻ ở Rome bằng một hệ thống giáo dục về sau được đặt theo tên của bà, phương pháp Montessori. Phương pháp này dựa vào khả năng học hỏi của mỗi em cộng thêm những chỉ dẫn của giáo viên.

 

Năm 1909: Nhà văn Ý, Filippo Marinetti phát động phong trào mới gây náo loạn với Tuyên ngôn của những người theo thuyết Vị lai. Tẩy chay phụ nữ, những thể chế có sẵn, những nền tảng đạo đức theo tập quán. Thuyết Vị lai tôn vinh chiến tranh, sự nguy hiểm và sức mạnh của giống đực.

 

Năm 1910: Những cuốn phim thời sự bắt đầu xuất hiện khi tay trùm phim ảnh Pháp, Pathé Frères, thuộc công ty Charles Pathé tung ra cuộn phim sưu tập tin tức hàng tuần có tên là Pathé Journal. Chú gà con thích gây gổ của Pathé News về sau đã được cả thế giới biết đến.

 

Năm 1911: Ngày 14 tháng 12, nhà thám hiểm người Na Uy, Roald Amundsen, cùng với đội của mình trở thành những người đầu tiên đến Nam Cực. Họ chỉ nhờ vào sức kéo của chó nhưng cũng đã chiến thắng được đội thám hiểm bằng phương tiện cơ giới do Robert Scott dẫn đầu. Điều đáng buồn là toán của Robert đã mất tích.

 

Năm 1912: Vào một đêm chủ nhật ngày 14 tháng 4, chiếc tàu khổng lồ Titanic được cho rằng không thể chìm đã đụng phải một núi băng trôi trong chuyến hải hành đầu tiên của nó. Sáng hôm sau, nó đã nằm dưới đáy Đại Tây Dương, 700 người sống sót, nhưng trên 1500 người đã thiệt mạng.

 

Năm 1914: Hoàng tử Áo, Ferdinand được thừa hưởng cả ngai vàng Áo và Hung đã bị ám sát ngày 28 tháng 6. Kết quả của những cuộc bạo động leo thang làm liên lụy đến 32 quốc gia. Xung đột sẽ chấm dứt năm 1918 sau khi 47 triệu người bị giết chết.

 

Năm 1916: Một tác phẩm được cả những người thích xem hòa nhạc lẫn những tay chuyên viết truyện khoa học giả tưởng đều ưa thích, The Planets (Các hành tinh), được nhà viết nhạc người Anh, Gustac Holst cho công diễn. Đây là tổ chức soạn cho dàn nhạc giao hưởng mô tả các đặc tính chiêm tinh của các hành tinh.

 

Năm 1917: Cộng hòa Liên bang Xô Viết, USSR, được thành lập sau cách mạng Nga. Các đại biểu Xô Viết, dưới sự lãnh đạo của những người Bôn-Sê-Vích dưới quyền của Vladimir Lenin đã giành chính quyền từ tay Nga hoàng.

 

Năm 1920: Hai cựu quân nhân không quân và một chủ trại chăn nuôi thành lập công ty hàng không Queensland and Northern Territory Aerial Services. Mới đầu họ chỉ đưa ra các dịch vụ chở mướn bằng máy bay và chở những người đi giải trí. Công ty của họ đã phát triển thành hãng Qantas sau này.

 

Năm 1921: Chín năm sau khi Minh Trị Thiên Hoàng, người đã giúp Nhật Bản trở thành một quốc gia công nghiệp hiện đại qua đời, người ta bắt đầu xây đền thờ để tưởng niệm ông tại Tokyo. Công trình kiến trúc bằng gỗ theo phong cách truyền thông Nhật Bản này bị phá hủy trong một trận không kích 24 năm sau.

 

Năm 1922: Nhà khảo cổ người Anh, Howard Carter khám phá ra một lăng mộ chứa đầy của cải của vị pharaoh Ai Cập, Tutankhamen, tại địa điểm gọi là Thung lũng các Hoàng đế. Không giống như hầu hết các lăng mộ khác, lăng mộ này đã không bị cướp phá nên giúp ích rất nhiều cho ngành Ai Cập học.

 

Năm 1925: Một trong những cuốn phim đầu tiên dùng kỹ thuật “dựng truyện” – thuật truyện phim bằng cách cắt cảnh liên tục giữa những lần bấm máy – là bộ phim do đạo diễn Nga, Sergei Eisenstein dàn dựng, battleship Potemkin (Chiến hạm Potekim). Về sau, phim này trở thành khuôn mẫu cho nhiều nhà làm phim khác.

 

Năm 1926: Người phụ nữ đầu tiên bơi qua eo biển Anh không cần sự trợ giúp bên ngoài là vận động viên bơi lội trong đội bơi Olympic của Mỹ, Gertrude Ederle. Cô bơi nhanh hơn hai giờ so với thành tích 14 giờ 13 phút cũng chính do cô lập nên khi bơi từ mũi Gris-Nez miền bắc nước Pháp đến Kingsdown thuộc Kent.

 

Năm 1926: Thời Minh Trị (Showa) bắt đầu với sự lên ngôi của Nhật Hoàng Hirohito. Đến tháng 8 năm 1945, ông bằng lòng nhường quyền lại cho những người khác vì kết thúc Thế chiến II, ông thừa nhận sự bại trận của Nhật.

 

Năm 1927: Luật sư Ấn Độ, Bhimrao Ranji Ambedkar bắt đầu một chiến dịch hành động trực tiếp với mục đích cải thiện tình trạng xã hội của đẳng cấp tiện dân (Dalits), đẳng cấp thấp nhất trong Ấn giáo, đẳng cấp không được chạm vào người của những đẳng cấp khác và thường chỉ làm những công việc được cho là hạ tiện. Ông cổ vũ bỏ Ấn giáo để theo Phật giáo.

 

Năm 1927: Tào nhà quốc hội của úc dời từ Melbourne đến Canberra, một đô thị mới được kiến trúc sư Mỹ, Walter Griffin thiết kế. Tòa nhà làm viêc đã được khởi công xây dựng từ năm 1913. Tên của đô thị xuất xứ từ một từ của thổ dân có nghĩa là “nơi hội họp”.

 

Năm 1927: Người phi công gan dạ Charles Lindbergh hạ cánh an toàn ở phi trường Le Bourget gần Paris sau khi bay ngang qua Đại Tây Dương một mình trên chiếc máy bay The Spirit Of Saint Louis của ông. Chuyến bay từ Roosevelt Field, Long Island, Mỹ, đã biến ông thành một ngôi sao.

 

Năm 1927: Gã béo gặp chàng gầy là cách vì von hai ngôi sao điện ảnh, Stan Laurel người Anh và Oliver Hardy người Mỹ gặp nhau tại phim trường Hollywood của Hal Roach để quay cuộn phim đầu tiên của họ, Putting pants on Philip. Sau đó, cặp diễn viên này đã cùng nhau làm thêm nhiều phim nữa.

 

Năm 1928: Cuối cùng thì phụ nữ Anh cũng dành được quyền bầu cử như phái nam sau mười năm, nhưng họ chỉ được phép đi bầu khi là chủ một ngôi nhà hoặc cưới người chủ ngôi nhà đó hoặc đã tốt nghiệp đại học và phải trên 30 tuổi.

 

Năm 1928: Cuốn tự điển tiếng Anh mới làm nền tảng cho những cuốn về sau, New English Dictionary on Historical Principles, được James Murray cùng nhiều cộng sự phát hành sau nhiều năm làm việc. Về sau nó được biết đến nhiều hơn với tên gọi Oxford English Dictionary.

 

Năm 1929: Trong tháng 10, giá cổ phiếu ở thị trường chứng khoán New York sụp đổ, hàng ngàn người rót tiền vào chứng khoán bị sạt nghiệp. Sự sụp đổ dẫn đến sự chán nản trì trệ kéo dài nhiều năm và làm hàng triệu người thất nghiệp.

 

Năm 1930: Sau 19 ngày bay một mình trên chiếc De Havilland Moth đã được chỉnh sửa của mình, nữ phi công người Anh, Amy Johnson đã đến Darwin, Úc. Chỉ với vốn liếng kinh nghiệm tích lũy được sau 50 giờ bay, nhưng nhờ tài nghệ điêu luyện đã giúp Johnson giành được giải thưởng trị giá 10.000 bảng Anh.

 

Năm 1930: Sau khi tổ chức FIFA được thành lập năm 1904, cúp bóng đá thế giới được khởi đầu tại Montevideo, Uruguay, chỉ có 13 đội tham gia, không có các đội đến từ Britain (gồm England, xứ Wales và Scotland). Uruguay đã đoạt giải vô địch.

 

Năm 1931: Tòa nhà cao nhất thế giới Empire State Building được hoàn thành tại New York. Về sau người ta xây nhiều tòa nhà còn cao hơn, nhưng với 120 tầng lầu và đã từng xuất hiện trong phim King Kong trước kia, nên đến nay tòa nhà này vẫn còn lôi cuốn nhiều du khách.

 

Năm 1932: Nước Anh có một cuộc chạm trán chớp nhoáng đầu tiên và duy nhất với tổ chức Phát xít khi nhà quý tộc Oswald Mosley thành lập liên minh những người theo Phát xít Anh. Ông tuyên truyền cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, lừa gạt những thanh niên nhẹ dạ và xúi giục họ đi diễu hành trong màu áo đen.

 

Năm 1933:Cầu cảng Sudney được John Bradfield thiết kế đã chính thức mở cửa dưới sự chủ tọa của thủ tướng New South Wales, Jack Lang. Trước khi ông cắt dải băng khánh thành, Francis de Groot, một tên Phát xít quá khích, đã cắt đứt nó. Anh ta đã bị bắt ngay sau đó và bị xử phạt nặng.

 

Năm 1933: Adoft Hitler được chỉ định làm thủ tướng Đức. Ông dùng vị thế của mình để áp đặt luật lệ khắt khe của Đảng Quốc xã (Nazi), đàn áp tàn bạo những người chống đối. Ông tự cho mình là người có quyền hành tuyệt đối.

 

Năm 1934: “Bollywood” là phiên bản tại Ấn Độ của Hollywood, khởi đầu với sự mở cửa của phim trường chính Bombay Talkies ở Mumbai. Nó được thành lập do ý tưởng của nhà sản xuất phim Ấn Độ Himansu Rai và nhà viết kịch Ấn lập nghiệp tại Anh, Niranjan Pal.

 

Năm 1934: Tháng 10, 100.000 đảng viên cộng sản Trung Hoa bị lãnh tụ Quốc Dân Đảng, Tưởng Giới Thạch đuổi ra khỏi Giang Tây. Họ phải mất cả năm trời vượt quãng đường dài 9.600 km và khi đến đích chỉ còn 8.000 người.

 

Năm 1935: Nhà soạn nhạc người Mỹ, George Gershwin viết vở nhạc kịch đậm nét dân gian Porgy and Bess. Sự pha trộn độc đáo của ba dòng nhạc: jazz, pop, và opera giúp tác phẩm này về sau được cho là vĩ đại nhất trong số các tác phẩm của ông. Lời của vở nhạc kịch này được người anh ruột của ông viết.

 

Năm 1936: Ngày 11 tháng 12, vua nước Anh, Edward VIII tuyên bố thoái vị để cưới người mình yêu, bà Wallis Simpson. Ông sang định cư ở Pháp và một năm sau làm lễ cưới với bà ta.

 

Năm 1936: Adolf Hitler thất bại trong việc chứng minh sự vượt trội của người da trắng tại Thế Vận Hội được chuẩn bị từng bước rất kỹ càng, tổ chức ở Berlin. Khi vận động viên người Mỹ da đen Jesse Owens đoạt được 4 huy chương vàng, Hitler chỉ làm một việc đơn giản là không công nhận sự thật.

 

Năm 1936: Sau nhiều năm xung đột giữa những người theo chủ nghĩa dân tộc với những những người ủng hộ chủ nghĩa cộng hòa, cuộc nội chiếc Tây Ban Nha xảy ra vào ngày 17 tháng 7. Nhiều người từ nhiều quốc gia khác cũng tham gia. Sau ba năm, với số người chết là 100.000, đại tướng Franco thuộc phe theo chủ nghĩa dân tộc giành được quyền cai trị Tây Ban Nha.

 

Năm 1937: Chiếc cầu kiều diễm Golden Gate ở San Francisco đã được thông lưu sau khi kỹ sư Joseph Strauss kiên cường vượt qua những trở ngại của đá và nước để hoàn thành. Thêm 27 năm sau đó, nó vẫn giữ kỷ lục là chiếc cầu có nhịp cầu chính dài nhất thế giới với chiều dài 1.280 mét.

 

Năm 1937: Ngày 17 tháng 7, sự hiểu lầm giữa binh lính Trung Hoa và Nhật Bản gần Bắc Kinh đưa đến chiến tranh. Những rắc rối mang tính địa phương đã được giải tỏa, nhưng về sau nhà lãnh đạo Trung Hoa, Tưởng Giới Thạch đã vịn cớ này để tấn công quân đội Nhật ở Thượng Hải.

 

Năm 1938: Bể nuôi cá lớn nhất thế giới, Marineland, ở bang Florida, Mỹ được khai trương. Khách tham quan rùng mình trước những con cá mập và cá đuối, những loài chỉ được thấy ngoài thiên nhiên. Sau đó, họ còn ngạc nhiên bởi những trò biểu diễn của những chú cá heo.

 

Năm 1938: Ngày 13 tháng 3, thủ tướng thuộc đảng Quốc xã của nước Áo do Hitler áp đặt đã kêu gọi quân đội Đức đàn áp những người chống đối. Ngày hôm sau, Hitler và quân đội của ông vào thành Vienna và tuyên bố Đảng Anschluss thống nhất – đây đúng là điều mà Hitler hằng mong đợi.

 

Năm 1939: Ngày 1 tháng 9, quân đội Đức xâm lược Ba Lan. Hai ngày sau, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Nước Pháp dựa vào “Chiến lũy Maginot” dọc theo biên giới với nước Đức đã được gia cố chắc chắn. Nước Anh chuẩn bị cho cuộc chiến tranh tổng lực.

Năm 1940: Văn hào người Mỹ, Ernest Hemingway viết cuốn tiểu thuyết For Whom the Bell Tolls (Chuông nguyện hồn ai) dựa trên những nếm trải của ông trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Với cuốn sách này ông muốn kêu gọi mọi người dù sinh sống ở đâu cũng nên quan tâm đến những áp lực bất công.

 

Năm 1941: Ngày 7 tháng 12, nước Mỹ thực sự tỉnh giấc khi nhiều máy bay do các hàng không mẫu hạm mang theo cùng với tàu ngầm đã tấn công hạm đội Thái Bình Dương đóng tại Trân Châu Cảng của Mỹ. Tám chiến hạm và nhiều tàu lớn khác bị chìm hoặc hư hại.

 

Năm 1941: Nhà điêu khắc người Mỹ, Gutzon Borglum đã chạm khắc xong những chiếc đầu lớn của các tổng thống Mỹ: George Washington, Thomas Jefferson, Abraham Lincoln và Theodore Roosevelt vào khối đá granite tại vùng núi Mount Rushmore miền Nam bang Dakota nước Mỹ.

 

Năm 1942: Chiếc tàu thủy thanh lịch và sang trọng của Pháp Normandie là chiếc tàu xuyên Đại Tây Dương nhanh nhất với thành tích là 3 ngày 2 giờ 7 phút đã bị phá hủy do hỏa hoạn tại cảng New York.

 

Năm 1942: Tại Oxford nước Anh, một tổ chức có tên là Oxfam được thành lập để quyên góp tiền cho trẻ em bị thiếu lương thực do sự tàn phá bởi chiến tranh tại Hy Lạp. Tổ chức này vẫn được duy trì sau chiến tranh để giúp đỡ những người thất nghiệp và nghèo khổ trên thế giới.

 

Năm 1943: Buổi biểu diễn của ban nhạc The Rodgers và Hammerstein tổ chức tại Broadway, New York đã thành công lớn. Buổi biểu diễn này có cả bản Surrey with the Fringe on Top, là bản nhạc sau đó đã đoạt giải Pulitzer và còn được tiếp tục hát trong 2.248 buổi biểu diễn về sau.

 

Năm 1944: Kiri Te Kanawa sinh tại Gisborne, New Zealand, có mẹ là người Ireland và cha là một quý tộc người Maori. Sau khi thành công với giọng nữ cao ở dàn hợp xướng trong nước, cô tiếp tục học hát tại London và sau đó trở thành giọng ca tầm cỡ thế giới.

 

Năm 1944: Nhà soạn nhạc người Mỹ, Aaron Copland viết vở nhạc kịch Appalachian Spring cho vũ công múa ba lê, Martha Graham. Nền nhạc vủa vở nhạc kịch này phản ánh chân thực tinh tầhn khoáng đạt và tiên phong của nước Mỹ và sớm trở thành bản hòa tấu kinh điển.

 

Năm 1945: Ngày 8 tháng 5, châu Âu chính thức công bố chấm dứt chiến tranh. Ngày 14 tháng 8, sau khi hai quả bom nguyên tử biến hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật thành bình địa. Nhật phải đầu hàng Mỹ và quân đồng minh. Thế chiến thứ II chấm dứt.

 

Năm 1946: Một cái tên mới gia nhập vào kỹ nghệ hàng không khi hãng hàng không Tata Airlines thành lập năm 1932 trở thành Air India Limited. Hai năm sau, công ty cùng một tổ chức với Air India Limited, Air India International chuyển sang châu Âu. Được quốc hữu hóa vào năm 1953 và được đổi tên là Air India vào năm 1962.

 

Năm 1946: Có lẽ cuốn sách Common Sense Book of Baby and Child Care do bác sĩ nhi khoa Mỹ, Benjamin Spock phát hành là cuốn sách viết về đề tài trẻ em được đọc nhiều nấht. Cuốn sách này chịu trách nhiệm về nhiều mặt kể cả vấn đề văn hóa thanh niên ở thập niên 1960.

 

Năm 1947: Trước sự thích thú của giới thợ mỏ, các mỏ than ở nước Anh đã được quốc hữu hóa khi Ủy ban Than Quốc gia được thành lập đúng vào ngày đầu năm. Các nhà lãnh đạo công đảng đã chi trả 165 triệu bảng Anh cho tổng tài sản bao gồm 1.650 mỏ.

 

Năm 1948: Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua bản tuyên bố chung về nhân quyền tại kỳ họp được tổ chức tại Paris ngày 10 tháng 12. Cuộc bầu cử không có phiếu chống, nhưng có tám thành viên, trong đó có Liên Xô đã để phiếu trắng.

 

Năm 1949: Ngày 1 tháng 10, Trung Hoa trở thành quốc gia Cộng sản khi Mao Trạch Đông đánh bại đối thủ theo chủ nghĩa dân tộc. Chính phủ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thiết lập tại Bắc Kinh.

 

Năm 1950: Nhà khoa học cũng là nhà viết truyện khoa học giả tưởng Isaac Asimov phát hành một bộ sưu tập gồm nhiều truyện ngắn dưới tên tuyển tập là I, Robot. Tập truyện này bao gồm ba điều luật về chế tạo người máy, một hệ thống đạo đức phải được thêm vào trong tất cả những người máy để chúng không gây tổn thương cho con người.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/224-02-633441074141680000/Nhung-phat-minh-vi-dai-cho-Con-nguoi-1901-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận