OCTAVIUS – NGUYÊN THỦ CỦA ĐẾ QUỐC ROMA
Năm 44 tr.CN, quan độc tài Roma là Caesar bị đâm chết, viên bộ tướng Antonius cầm chiếc áo đẫm máu của Caesar giơ lên chỉ vào chỗ lưỡi kiếm đâm xuyên qua, kích động hỏi mọi người phải xử lý kẻ hành thích như thế nào đây. Mọi người phẫn nộ hét to: “Hãy trả thù cho Caesar!” Antonius đã trở thành người kế thừa Caesar một cách khôn ngoan như vậy.
Đúng vào lúc Antonius sung sướng chuẩn bị bước lên đài quyền lực thì vấp phải sự ngáng trở của một chàng trai mới 19 tuổi, chưa có binh quyền chưa có thế lực chính trị, so với Antonius thì như trứng chọi với đá. Mẹ chàng khẩn cầu chàng đừng có mạo hiểm, nhưng chàng lại vô cùng tự tin nói rằng: ''Con có giáo đài và lá chắn, lại có tên tuổi của cha nuôi Caesar''. Chàng trẻ tuổi đó có tên là Octavius.
Octavius (63 - 14 tr.CN) là cháu ngoại của Caesar, được Caesar nhận làm con nuôi và là người thừa kế của mình. Những sự xung đột giữa Antonius và Viện nguyên lão khiến cho Octavius trở thảnh chính khách trọng yếu. Ông chiêu mộ một đạo quân riêng lấy trong quân đội củ của Caesar và trở thành một nhà quân phiệt có thế lực. Năm 43 tr.CN Octavius cùng với Antonius và Lepidus, một bộ tướng khác của Caesar tổ chức thành chế độ Tam hùng lần thứ hai, mưu việc trả thù cho Caesar. Năm 42 tr.CN, liên quân của Octavius và Antonius đã đánh bại hoàn toàn quân đội của phái cộng hoà. Tam hùng hoàn toàn khống chế chính quyền cộng hoà Roma. Sau khi thanh trừ được phái quý tộc cộng hoà, Tam hùng liền chia nhau đất đai để cai trị. Năm 36 tr.CN Octavius đã dùng thủ đoạn chính trị, tước đoạt quân quyền của Lepidus rồi thôn tính cả vùng đất đai của Lepidus ở miền Tây bộ cộng hoà Roma và Bắc Phi. Năm 31 tr.CN, nhân cơ hội Antonius ở Ai Cập kết hôn với nữ hoàng Cleopatre lại còn định đem vùng lãnh thổ phía đông Roma tặng cho nữ hoàng và con trai bà, khiến cho tập đoàn thống trị Roma phẫn nộ, Octavius liền liên hợp với Viện nguyên lão, mang quân đi chinh phạt Antonius. Octavius thắng to, liền đem quân đổ bộ lên Ai Cập, Antonius và Cleopatre bị bao vây, tuyệt vọng, lần lượt tự sát. Từ đấy, Ai Cập biến thành một tỉnh của đế quốc Roma. Antonius trở thành người chiến thắng cuối cùng, kết thúc ''nội chiến''.
Năm 29 tr.CN, Roma cử hành nghi lễ trọng thể đón Octavius thắng lợi khải hoàn. Ông được nhận danh hiệu người công dân số một, đứng đầu Viện nguyên lão tức là Nguyên thủ (principat). Từ nguyên thủ bắt đầu được dùng chính thức trong các nước trên thế giới từ đó. Ông còn được Viện nguyên lão suy tôn là Augustus, có nghĩa là đấng cao cả mà mọi người phải tôn kính và sùng bái như thần thánh. Sau này danh hiệu Augustus trở thành một tước hiệu của các đế vương phương tây. Octavius nắm mọi quyền bính trong tay: quyền tổng chỉ huy quân đội, quyền quan chấp chính, quyền quan bảo dân và cả quyền đại giáo chủ nữa, trên thực tế ông đã trở thành vị Hoàng đế thứ nhất của đế quốc Roma. Từ đó nước Cộng hoà Roma được thay thế bằng đế quốc quân sự Roma.
Sau khi nắm chính quyền, Octavius đã thực hiện một số cải cách. Ông chỉnh đốn Viện nguyên lão, quy định tư cách nguyên lão, đưa số thành viên lên 600 người. Octavius sắp xếp lại biên chế quân đội, thành lập quân thường trực, thiết lập hệ thống phòng ngự gồm trên 50 đồn luỹ dọc theo sông Dambe và sông Rhin.
Octavius là vị vua kiệt xuất trong lịch sử Roma. Dưới thời chấp chính của ông (từ năm 27 tr.CN đến năm 14 tr.CN), đế quốc Roma đã trải qua một thời kỳ phồn thịnh chưa từng có. Từ đó về sau, Roma đã duy trì được cuộc sống hoà bình gần 200 năm, hình thành nên cái gọi là thời kỳ hoà bình Roma, về các mặt kinh tế, văn hoá đều có sự phát triển mạnh mẽ, được gọi là thời đại hoàng kim.