Tài liệu: Quái vật biển lộ diện trên sa mạc

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Australia đang nổi lên như là một mắt xích mất tích trong sự tiến hoá của các loài bò sát biển tiền sử khổng lồ, một nhà khoa học tuyên bố như vậy sau khi khám phá ra hoá thạch của một sinh vật có thể là một loài bò sát biển mới
Quái vật biển lộ diện trên sa mạc

Nội dung

Quái vật biển lộ diện trên sa mạc

Australia đang nổi lên như là một mắt xích mất tích trong sự tiến hoá của các loài bò sát biển tiền sử khổng lồ, một nhà khoa học tuyên bố như vậy sau khi khám phá ra hoá thạch của một sinh vật có thể là một loài bò sát biển mới.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Adelaide và Bảo tàng Nam Australia đã khai quật được dấu vết của sinh vật này ở Queensland, tại nơi trước kia từng là một vùng biển nội địa lớn.

Nhà cổ sinh vật học, Tiến sĩ Ben Kear cho rằng, con bò sát tìm thấy tại vùng Boulia có thể có liên quan tới một nhóm các loài bò sát biển cổ dài có tên gọi Elasmosaur. Theo ông, những chiếc răng gắn trên xương hàm đã cung cấp bằng chứng tốt nhất chứng tỏ các nhà khoa học đang chứng kiến một loài mới.

Bộ hàm có một “bó răng nanh rất lớn” chụm lại với nhau ở phía trước mà “không một loài bò sát biển nào từng biết trước đây có hàm răng giống như vậy”.

Sinh vật mới này là một trong hai loài bò sát biển được tìm thấy gần đây tại Boulia. Loài còn lại có tên gọi Kronosaur - gồm các con vật ăn thịt rụt rè có vẻ ngoài hao hao với “một con bò sát nước mặn khổng lồ với những chân chèo thay cho các chi”.

Chúng được tìm thấy bên cạnh xác của những sinh vật biển tiền sử khác như rùa, cá mập và ngư long - những con bò sát có hình dáng của cả heo.

Phát hiện có niên đại từ kỷ Creta sớm, khoảng 110 triệu năm trước, khi mực nước biển thế giới đang ở điểm cao nhất và biển Eromanga đang bao phủ phần lớn miền trung Australia.

Kear cho rằng các loài bò sát biển cổ đại tìm thấy ở Australia đã cung cấp một mắt xích còn thiếu trước đây trong hồ sơ hoá thạch. “Vẻ đẹp của trầm tích Australia nằm ở chỗ nếu bạn tìm kiếm trên toàn cầu những hoá thạch sớm của các loài thú biển, bạn sẽ nhận được rất nhiều chất liệu sớm từ châu Âu và rất nhiều  mẫu vật muộn từ Mỹ. Có một khoảng trống quan trọng xung quanh thời kỳ đầu của kỷ Creta, và những mẫu vật tìm thấy ở đây là mắt xích mất tích đó”.

Khi nhóm lục địa bắt đầu tách rời nhau trong kỷ Jura khoảng 200 đến 140 triệu năm trước, bò sát biển đã tràn ra khắp thế giới thông qua những chiếc “cầu” là các bờ biển nông. Vào kỷ Creta, các khối lục địa phía Nam và phía Bắc bắt đầu toả ra, đánh dấu sự xuất hiện của bò sát biển cực Nam.

(Theo ABC Online)




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4701-26-633942466502790947/The-gioi-dieu-ky/Quai-vat-bien-lo-dien-tr...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận