ROUSSEAU, NGƯỜI YÊU CHÂN LÝ
“Yên nghỉ ở đây là một con người yêu thiên nhiên và chân lý”, đó là lời ghi trên mộ chí mà Rousseau, nhà tư tưởng khái sáng tư sản kiệt xuất nhất ở thế kỷ XVIII của Pháp tự viết cho mình.
Jean Jacques Rousseau (1712 - 1778) là nhà tư tưởng Khai sáng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà văn học của nước Pháp. Tổ tiên của Rousseau vì bị phong kiến bức hại phải rồi Pháp lưu vong sang định cư ở Geneve. Rousseau xuất thân trong một gia đình thợ đồng hồ, gia cảnh bần hàn, không được giáo dục có hệ thống, chỉ dựa vào tự học mà có được vốn tri thức phong phú. Thời niên thiếu của ông trôi trong cảnh đói rét, lang thang phiêu bạt, ông đã làm thợ học việc, làm tạp vụ, nếm trải đủ nỗi cay đắng của thế gian. Quãng đời từng trải này khiến ông tiếp xúc rộng rãi với xã hội, hiểu được nỗi khổ của nhân dân lao động, quan sát kỹ càng sự đen tối của chế độ phong kiến và các hiện tượng bất bình đẳng của xã hội, nuôi dưỡng ý thức chống phong kiến kiểm định.
Rousseau thích đọc sách, luôn suy nghĩ và đi sâu nghiên cứu các vấn đề xã hội. Nhưng trí tuệ và sự cần mẫn của ông khá lâu không được xã hội thừa nhận. Năm 1750, ông tham gia một cuộc thi viết văn quan trọng và chiếm giải nhất, từ đó nổi tiếng. Ông quyết tâm mãi mãi giữ được độc lập, chịu nghèo khổ, dứt khoát không chạy theo của cải và danh vọng, không nhập bọn với thế lực phong kiến. Năm 1752, một vở ca kịch của Rousseau biểu diễn rất thành công, Louis XV ban cho ông khoản tiền thưởng một năm nhưng ông từ chối không nhận.
Từ năm 176 1 - 1762 Rousseau viết tiểu thuyết triết lí và những trước tác quan trọng như bàn về khoa học và nghệ thuật, bàn về khế ước xã hội. Sách bàn về khế ước xã hội tập trung thể hiện tư tưởng chính trị dân chủ của ông, như một lưỡi dao găm sắc nhọn đâm chúng chỗ hiểm của chuyên chế phong kiến. Rousseau chủ trương người ta sinh ra vốn là tự do bình đẳng, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, nhân dân có quyền khởi nghĩa tiêu diệt kẻ thống trị đi ngược lại ý chí của nhân dân. Tính dân chủ trong tư tưởng của ông vượt xa rất nhiều nhà tư tưởng tiến bộ cùng thời đại, bởi vậy các thế lực phong kiến xúm vào công kích ông. Trước tác của ông bị đốt, Giáo hội Paris công bố thư khiển trách ông, toà án ra lệnh truy nã ông. Ông chạy sang Thụy Sĩ, song vẫn bị chính phủ sở tại bức hại. Cuối đời Rousseau viết Sám hối một tác phẩm tự truyện nổi tiếng, và để trở thành một tác phẩm độc đáo trong văn học sử thế giới. Năm 1778, Rousseau vĩnh viễn từ giã cõi đời.
Cuộc đời của Rousseau trôi đi trong nghèo khó và bất hạnh, nhưng tư tưởng của ông đã chiếu sáng trọn cả một thời đại lịch sử.