SAINT SIMON, NGƯỜI THEO ĐUỔI MỘT XÃ HỘI LÝ TƯỞNG
Claude Henri Saint Simon (1760 - 1825) là nhà tư tưởng Pháp, một trong ba nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng lớn của thế giới. Ông xuất thân quý tộc, thế tập bá tước, nhưng lại là người chống lại chế độ phong kiến.
Thời kỳ đầu cuộc đại cách mạng, ông vứt bỏ tước vị và danh hiệu, hăng hái tham gia phong trào cách mạng. Sau cách mạng ông thấy quần chúng lao động vẫn khổ, nên thay đổi thái độ quay lại phủ định chủ nghĩa tư bản Saint Simon kịch liệt phê phán xã hội tư bản là một thế giới trắng đen lẫn lộn, quyết tâm ''thiết kế'' một chế độ xã hội mới. Khi đó ông đã gần 40 tuổi, song vẫn đến học ở trường Đại học công nghiệp và Đại học y khoa, đã đi khảo sát các nước Anh, Thuỷ Sĩ và Đức. Để theo đuổi nghiên cứu khoa học, dần dà ông đã bán hết cả gia sản, sống rất gian khổ, luôn luôn bị bệnh tật giày vò, vợ ông cũng bỏ ông đi, thậm chí ông phải sống nhờ vào người đầy tớ trước đây của mình. Sau khi người đó chết ông càng nghèo khổ, cho mãi tới cuối đời với sự giúp đở của học trò, ông mới gượng qua cơn nghèo khó. Cho dù hoàn cảnh khó khăn đến đâu, ông vẫn hăng say theo đuổi công việc nghiên cứu về xã hội lý tưởng của mình.
Saint - Simon viết rất nhiều trước tác, nhưng chỉ đến trước tác cuối cùng Đạo Kitô mới công bố tháng 4 năm 1825 mới đánh dấu sự hoàn thành toà lâu đài xã hội chủ nghĩa không tưởng do ông xây dựng nên. Marx nói: “chỉ trong Đạo Kitô mới, trước tác cuối cùng của mình, Saint Simon mới trực tiếp xuất hiện với vai trò là người phát ngôn của giai cấp công nhân, mới tuyên cáo mục đích cuối cùng mà ông theo đuổi là giải phóng giai cấp công nhân''.
Saint - Simon tưởng tượng rằng trong xã hội mới tương lai mọi người đều phải lao động, không có người an nhàn dong chơi không lao động mà vẫn có ăn. Ông tin rằng chỉ cần mọi người tiếp nhận lý tưởng đó thì xã hội mới sẽ thực hiện được.
Ý tưởng của Saint - Simon rất tốt đẹp, bao hàm, nhân tố của chủ nghĩa xã hội nhưng cũng có rất nhiều chỗ không sát thực tế, do đó ông được coi là nhà xã hội chủ nghĩa không tương - tư tưởng của ông phán ánh sự phản kháng mạnh mẽ của giai cấp công nhân thời kỳ đầu chống lại chủ nghĩa tư bản và theo đuổi một xã hội lý tưởng, là di sản quý báu trong kho tàng văn hoá nhân loại. Học thuyết xã hội chủ nghĩa không tưởng của ông cùng với học thuyết xã hội chủ nghĩa không tưởng của Charles Fourier, (1772 - 1837) và Robert OWen (1771- 1858) trở thành một trong những cái nguồn của chủ nghĩa Mac.