Trang chủ
Giới thiệu
Liên hệ
Đăng ký/Đăng nhập
Liên Hệ
Trang chủ
Giới thiệu
Liên hệ
Cơ sở dữ liệu Việt Nam
Truyện
,
Tiên hiệp
,
Kiếm hiệp
,
Ma
,
Phim
,
Bài hát
,
Món ăn
,
Nhà hàng
,
Website
,
Doanh nghiệp
,
Việc làm
,
Ca dao
,
Download
,
Kết bạn
,
...
Tài liệu
: Tính tất yếu của việc thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may
Đăng nhập để sửa
Thông tin cơ bản
Loại tài liệu
Tài liệu
Tác giả
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Lĩnh vực
Business
Ngôn ngữ
Tóm tắt nội dung
Tính tất yếu của việc thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may
Tiêu đề
Tính tất yếu của việc thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may
Nội dung
Mặc dù ngành dệt may là một ngành công nghiệp nhẹ tương đối phù hợp với tình trạng cơ sở hạ tầng và khả năng tài chính ở nước ta, lại có được những thuận lợi cho sự chuyển hướng trọng tâm phát triển nền kinh tế quốc dân của Đảng và Nhà nước. Cho nên đã có được một số thành tựu nhất định trong thời kỳ đổi mới. Nhưng cũng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nữa làm cho sản phẩm dệt may của nước ta chưa có chỗ đứng thực sự trên thị trường. Mặt khác dệt may vẫn được coi là ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn trong những năm tới của nước ta. Vì vậy mà việc thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của nước ta trong thời gian tới là tất yếu.
Việc mở rộng cửa thị trường cho hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào, nó được sử dụng như là công cụ để các nước và khu vực buộc chúng ta phải mở rộng cửa thị trường cho những hàng hoá khác của họ thâm nhập vào. Do đó mà để tránh việc phải mở cửa thị trường trong nước quá lớn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của những ngành kinh tế khác mà chúng ta muốn bảo hộ. Việc khai thác, tận dụng tối đa các kết quả đã có được từ những hiệp định, thoả thuận song phương và đa phương là hết sức cần thiết. Như vậy chúng ta có thể thấy thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của nước ta là tất yếu.
Không chỉ có nước ta coi ngành công nghiệp dệt may là ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực, mà còn có hàng loạt các nước đang phát triển khác nữa cũng coi ngành dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực. Vì vậy mà họ cũng tập trung đầu tư và khuyến khích phát triển ngành dệ may giống như những hoạt động đầu tư và khuyến khích của nước ta. Thậm chí họ còn có những bước chuẩn bị sớm hơn và kỹ càng hơn chúng ta. Do đó việc xuất khẩu hàng dệt may sẽ phải cạnh tranh gay gắt. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có những hành động thúc đẩy xuất khẩu cho hàng dệt may Việt Nam.
Cùng với những bất lợi riêng có của hàng dệt may Việt nam là hàng dệt may của nước ta chưa vào WTO thì hàng dệt may còn chịu chung một bất lợi giống như bất lợi của hàng dệt may của các nước trên thế giới đó là việc phải đối mặt với một hàng rào bảo hộ ngày càng biến tướng tinh vi và hiện đại. Nhất là đối với hàng rào của thị trường các nước phát triển. Điều đó dẫn đến hàng của dệt may nước ta sẽ không thể xuất khẩu được nếu như không vượt qua được các rào cản. Chính vì vậy cần phải có biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nếu không muốn hàng dệt may Việt Nam "đứng ngoài" trước các thị trường lớn và tiền năng.
Và cuối cùng, một lý do nữa cần được đề cập tới đó là việc tồn tại mâu thuẫn giữa những điều kiện thuận lợi chó ngành dệt may phát triển lớn mạnh với những yếu tố khó khăn về thị trường xuất khẩu (Cụ thể chúng sẽ được phân tích ở phần sau). Đã cho thấy, để ngành dệt may Việt Nam có thể phát triển được tư 17;ng xứng với những điều kiện thuận lợi mà nó có, khai thác và sử dụng tối đa các nguồn lực được trang bị mà không bị rơi vào tình trạng đình trệ và suy thoái do sự mất cân đối giữa sự tăng lên của sản lượng với hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục phát huy những thành tựu mà nó đã đạt được, xứng đáng là ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam trên con đường Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, góp phần vào hội nhập kinh tế của Việt nam với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Đòi hỏi ngay từ bây giờ chúng ta phải có những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu.
Các mục liên quan:
Tính tất yếu của việc hội nhập
Tính tất yếu của việc hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Tính tất yếu của việc hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm
Tính tất yếu của sự ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam
Tính tất yếu của CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam
Tính tất yếu của quá trình hình thành và phát triển thị trường BĐS và phân loại thị trường BĐS
Tính tất yếu của chính sách công nghiệp
Tính tái sử dụng (Reusable)
tính tải lượng ô nhiễm từ các nguồn
Tình sâu nặng
Tỉnh Sơn La
Nguồn:
voer.edu.vn/m/tinh-tat-yeu-cua-viec-thuc-day-xuat-khau-hang-det-may/791265ea
Chưa có phản hồi
×
Permalink for Post
Nhúng vào diễn đàn
Nhúng vào trang Website
Bạn vui lòng
Đăng nhập
để bình luận