TẠI SAO ÁNH SÁNG CỦA NGỌN HẢI ĐĂNG PHẢI NHẤP NHÁY?
Hải đăng đã có lịch sử rất lâu đời, ngọn hải đăng Alexsander trên đảo Pharos của ở Ai Cập cổ đại đã được coi là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại. Ngọn hải đăng có tác dụng phát tín hiệu hướng dẫn cho tàu thuyền đi đúng đường. Thông thường, ngọn hải đăng được xây ở một vị trí cao cạnh bờ biển, hoặc xây trên mô đá to nhô lên ở giữa biển, ánh sáng của nó hướng dẫn cho rất nhiều tàu thuyền tránh được những nơi có đá ngầm nguy hiểm và định hướng đi chính xác.
Điều thú vị là, ánh sáng của của đèn hải đăng không phải lúc nào cũng lúc tắt theo quy luật. Đó là tại sao vậy?
Điều rõ ràng là ánh sáng phát ra lúc sáng lúc tắt càng dễ thu hút sự chú ý của tàu thuyền, đây là nguyên nhân cơ bản làm ánh sáng của ngọn hải đăng tắt sáng cách nhau. Nhưng ngoài điều này ra, tần số phát quang của các ngọn hải đăng cũng khác nhau. Ví dụ như ngọn hải đăng Owfu ở quần đảo Xixil cứ cách 15 giây lại sáng 2 giây. Ngọn hải đăng Naple cứ cách 2,5 giây lại sáng một lần. Căn cứ vào đặc trưng gián đoạn ánh sáng, người đi tàu thuyền có thể dựa vào bản đồ hàng hải để biết mọi tình hình như đây là ngọn hải đăng nào, nó nằm ở kinh độ và vĩ độ bao nhiêu, biết được vùng biển gần ngọn hải đăng có đá ngầm gì để kịp thời tìm biện pháp cho tàu thuyền, tìm ra hướng đi an toàn.
Đôi lúc, sương mù trên mặt biển hạn chế sự truyền tín hiệu của ngọn hải đăng, lúc này, ngọn hải đăng có thể phát ra tiếng báo động để bổ xung hoặc thay thế ánh sáng đèn để dẫn đường cho tàu thuyền. Tuy rằng sau khi có các thiết bị dẫn đường như vô tuyến điện và hệ thống định vị tính toàn cầu tiên tiến, sự điều khiển phương hướng của tàu thuyền được chính xác hơn, nhưng đối với các thuyền đánh cá, du thuyền, xà lan và các tàu hàng nhỏ mà nói thì ánh sáng chỉ đường của ngọn hải đăng vẫn là người bạn đường không thể thiếu.