Tài liệu: Tại sao đôi khi chúng ta lại thấy có mưa đá?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Một hạt mưa đá cắt đôi ra làm xuất hiện hàng loạt lớp băng đá liên tiếp. Tóm lại những hạt mưa đá to lên khi quay quanh những lớp băng đá liên tiếp cho đến khi chúng
Tại sao đôi khi chúng ta lại thấy có mưa đá?

Nội dung

Tại sao đôi khi chúng ta lại thấy có mưa đá?

Một hạt mưa đá cắt đôi ra làm xuất hiện hàng loạt lớp băng đá liên tiếp. Tóm lại những hạt mưa đá to lên khi quay quanh những lớp băng đá liên tiếp cho đến khi chúng lớn hẳn lên trong những đám mây dông. Chúng được đẩy đi bằng chuyển động đi lên rất mãnh liệt (tức là theo hướng bốc lên), rồi rơi xuống khi chúng đã có một trọng lượng quá nặng.

Để có được những hạt mưa đá, đỉnh của đám mây phải trên mức đông lạnh và những dòng chuyển động dọc mãnh liệt luôn xuất hiện trong khu vực mây này. Những dòng chuyển động này mang theo những giọt nước nhỏ hóa băng rồi lớn lên khi quay quanh những phần vỏ băng đá liên tiếp.

Tới một lúc mà dòng chuyển động đi lên không còn đủ mạnh để mang nổi những hạt mưa đá nữa, những giọt mưa này liền rơi xuống. Người ta đôi khi đã nhìn thấy các hạt mưa đá lớn tương đương những quả trứng chim bồ câu.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2499-26-633548403761571250/Hanh-tinh-cua-chung-ta----Trai-dat/Tai-sa...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận