Tại sao các tầu thủy đều có một đường mớn nước?
Một đường mớn nước phải được sơn trên phần vỏ của tất cả các con tầu hàng. Đây là một vạch mốc an toàn không cho phép tầu chở nặng quá.
Vòng tròn ở hình bên trái tương ứng với cái mà người ta gọi là đường ''Plimsoll"'. Đường nằm ngang ở giữa chỉ giới hạn mà một con tầu có thể chất hàng. LR là chữ viết tắt của “Lloyds Register”, tổ chức của nước Anh chịu trách nhiệm áp dụng qui định an toàn này.
Những vạch ở hình bên phải chỉ định giới hạn chở cực đại trong các điều kiện khác nhau: vào mùa đông, tại Bắc Đại Tây dương (WNA), vào mùa đông tại các nơi khác (W), vào mùa hè (S) và ở những vùng biển nhiệt đới (T). Biển càng động, con tầu càng không thể chở nặng.
Để đi qua vùng biển Bắc Đại Tây dương trong mùa đông, nơi mà chắc chắn ta gặp hiện tượng biển động, cần phải vận chuyển nhẹ hơn so với việc thực hiện một đoạn đường trong những vùng biển lặng nhiệt đới. Một vùng biển có thể có độ mặn nhỏ (F) thì tải trọng phải nhỏ hơn so với một vùng nước cực mặn (TF). Những tấm hải đồ chỉ dẫn những vạch nào được sử dụng, tuỳ theo từng vùng.