Tại sao rất khó thấy Sao Thủy?
Sao Thủy, hành tinh gần Mặt trời nhất có vẻ như nhảy múa ở hai phía bên của Mặt trời. Khi nó cách xa Mặt trời nhất, người ta gọi đó là sự giãn cách hoặc ly giác (elongation). Ta có ly giác đông khi sao Thủy bên phải Mặt trời và có thể nhìn thấy được vào lúc rạng đông, còn buổi tối, nó nằm về phía trái: ly giác tây.
Ngay cả khi giãn cách, sao Thủy cũng không bao giờ tách khỏi Mặt trời một góc quá 26o. Như vậy không bao giờ nó có thể được nhìn thấy trước khi Mặt trời mọc quá 1 giờ, hoặc sau khi hoàng hôn buông xuống quá một giờ. Ngay cả vào thời điểm này, nó vẫn luôn nằm gần đường chân trời, do đó rất khó có thể phát hiện ra bằng mắt thường.
Sao Thủy mất 116 ngày để tìm lại đúng địa điểm cũ trên bầu trời, tức là nó thực hiện được một vòng ''thiên văn'' xung quanh Mặt trời. Hai tháng liên tiếp hành tinh này lần lượt là ngôi sao của buổi sáng và buổi tối.