Tài liệu: Tại sao chỉ với một đường dây mà có thể thông được với nhiều máy điện thoại?

Tài liệu
Tại sao chỉ với một đường dây mà có thể thông được với nhiều máy điện thoại?

Nội dung

TẠI SAO CHỈ VỚI MỘT ĐƯỜNG DÂY MÀ CÓ THỂ

THÔNG ĐƯỢC VỚI NHIỀU MÁY ĐIỆN THOẠI?

 

Ngày nay, nếu bạn muốn tâm sự với bạn bè thì không cần phải ra khỏi nhà cũng có thể nói chuyện được. Chỉ cần gọi điện là một người ở rất xa cũng như đang ở gần bạn vậy. Thế nhưng lắp đặt hệ thống điện thoại đường dài rất tốn kém, chỉ nói riêng đến việc lắp đường đây cáp người ta đã phải tốn rất nhiều vật liệu, lại còn phải trèo đèo lội suối để kéo đường dây nữa, đơn cử một ví dụ đơn giản: chỉ 100 nghìn mét dây cáp tiêu hao hết 12 tấn đồng, 50 tấn chì rồi. Chi phí cao như vậy nếu mỗi đường dây cáp chỉ thông được với một máy điện thoại thì quả thực quá lãng phí. Vì vậy người ta đã nghĩ và thiết kế ra loại dây dẫn có thể thông được với nhiều máy điện thoại một lúc. Năm 1908, người ta bắt đầu cho thử nghiệm loại điện thoại chỉ truyền đi được hai hướng, đến năm 1918 nước Mỹ đã nghiên cứu thành công điện thoại. Từ đó ước mơ chỉ một đường dây có thể thông với nhiều máy điện thoại đã trở thành hiện thực. Vậy nguyên lý hoạt động của máy điện thoại vô tuyến điện này là thế nào? Phạm vi tần số âm thanh khi ta nói chuyện là từ 300 đến 3400 Hz. Nếu trên một đường dây mà có 3 người nói cùng một lúc thì giống như là họ đang cãi lộn vậy, người nghe không thể phân biệt được ai với ai. Vậy vấn đề nan giải này phải giải quyết như thế nào? Người ta nghĩ đến một phương pháp là vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt, tức là chở hàng hoá đến những nơi xa xôi thông qua vận chuyển đường sắt. Ta chỉ cần xếp chúng vào những đoàn tàu khác nhau là được rồi. Nếu tại điểm đầu phát sóng ta phân tần số âm thanh thành những tần số cao thấp khác nhau rồi mới đưa chúng vào đường dây điện thoại thì liệu mấy loại âm thanh cùng được truyền trên một đường dây, chúng có thể tự mình ''di chuyển'' mà không ảnh hưởng đến nhau hay không? Sau khi truyền đến cho đối phương, từ điểm tiếp nhận thông tin từ tần số vô tuyến điện truyền đến số lại được khôi phục lại trạng thái ban đầu rồi được chuyển trở lại người kia.

Như vậy trong quá trình này tín hiệu phát ra phải thay đổi nhiều lần mới đến được với người nhận, thế nhưng cả hai bên đều không cảm nhận được điều này, họ cứ nghĩ là đang gọi điện bình thường chứ không hề nghĩ rằng tín hiệu họ nói ra phải được xử lý biến đổi tần số. Phương thức truyền thông tin này được gọi là thông tin vô tuyến điện.

 

Cũng giống như đoàn tàu khi chạy trên đường ray thì sẽ chịu sự tác động của lực cản không khí và lực ma sát, tín hiệu điện thoại khi được truyền đi trên đường đây điện thoại đường dài cũng chịu sự tác động của lực cản, năng lượng không ngừng tiêu hao làm cho tín hiệu càng lúc càng yếu. Để cho ám hiệu không bị giảm quá mức thì cứ cách một đoạn người ta lại lắp đặt một máy tăng âm, liên tục kích hoạt cho âm thanh to hơn, có chỗ phải kích đến 100 lần thì mới đảm bảo được việc truyền thông tin rõ ràng như vậy. Chất liệu của dây điện thoại khác nhau thì khoảng cách truyền tin và số đường điện thoại cũng khác nhau. Ví dụ nếu dây được làm bằng sắt thì chỉ truyền được 12 đường điện thoại thế nhưng chỉ với 1 lõi dây cáp có thể truyền đến 4380 đường điện khác nhau.

Việc phát minh ra điện thoại vô tuyến làm nâng cao hiệu suất sử dụng truyền tải điện, tiết kiệm đầu tư, do khi truyền thông tin đi tín hiệu bị thay đổi nên tính bảo mật của loại điện thoại này rất tốt, không thể nghe trộm thông tin được. Sau những năm 50 của thế kỷ 20, rất nhiều nước đã sử dụng loại điện thoại này trong các cuộc điện thoại đường dài. Mạng lưới hệ thống điện thoại đường đài ở Trung Quốc đã sớm phổ biến ở các tỉnh, thành phố, những miền quê xa xôi. Nhưng loại điện thoại vô tuyến này lúc đầu chỉ là loại điện thoại truyền tin theo hình thức mô phỏng, sau khi kỹ thuật thông tin phát triển đặc biệt là từ khi xuất hiện loại thông tin dạng số thì nó mới dần dần được sử dụng rộng rãi hơn.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/211-26-633371367322553523/Cong-nghe-thong-tin/Tai-sao-chi-voi-mot-du...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận