Tài liệu: Tại sao khi sử dụng lịch dương lại phải đồng thời sử dụng lịch âm?

Tài liệu
Tại sao khi sử dụng lịch dương lại phải đồng thời sử dụng lịch âm?

Nội dung

TẠI SAO KHI SỬ DỤNG LỊCH DƯƠNG

PHẢI SỬ DỤNG ĐỒNG THỜI CẢ LỊCH ÂM?

 

Lịch mà Trung Quốc hiện đang sử dụng có hai loại: một loại là lịch dương mà Quốc tế thông dụng, loại kia là lịch âm của riêng Trung Quốc.

Lịch dương bắt nguồn từ Ai Cập cổ đại. Thời gian trái đất quay quanh mặt trời một vòng, tức là độ dài quay trở lại của một năm là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây. Để thuận tiện cho cuộc sống hàng ngày, số ngày trong một năm phải là số nguyên, vì vậy lịch dương lấy 365 ngày là một năm, sau đó lại áp dụng phương pháp năm nhuận để đảm bảo sự thống nhất với độ dài năm hồi quy. Cách tính năm nhuận lịch dương sẽ làm cho độ dài bình quân hàng năm của nó xấp xỉ với độ dài thực tế của năm hồi quy, phải qua vài ngàn năm mới chênh lệch 1 ngày. Vì vậy lịch dương phản ánh rất chính xác thời tiết nóng lạnh và sự thay đổi các mùa. Tuy nhiên số tháng năm dương lịch và số ngày trong mỗi tháng đều do con người quy định chứ không có bất kỳ căn cứ về hiện tượng thiên văn nào cả.

Trên thực tế, lịch âm là một dạng lịch dương. Nó là loại lịch được chế tạo theo hai chu kỳ là năm hồi quy và sự thay đổi giữa các tháng. Trước tiên, nó lấy chu kỳ thời gian thay đổi giữa các tháng làm tiêu chuẩn cho tháng. Như vậy độ dài bình quân một tháng là 29 ngày 12 giờ 44 phút 2,8 giây; Lịch âm lấy 29 ngày làm tháng thiếu, 30 ngày là tháng đủ, tổng cộng 12 tháng là 354 hoặc 355 ngày. Để độ dài hàng năm của nó có thể tương đương với độ dài năm hồi quy, người ta áp dụng cách tính tháng nhuận, năm có tháng nhuận sẽ bao gồm 13 tháng. Như vậy, mỗi năm âm lịch cũng gần kề với chu kỳ luân lưu các mùa, hơn nữa hàng tháng của âm lịch khớp với chu kỳ trăng tròn và khuyết. Điều này có nghĩa là 2 đơn vị năm và tháng của nó đều có ý nghĩa thiên văn riêng.

Lịch âm còn có một đặc điểm nữa, chính là sự phân bố 24 tiết khí. Tiết khí được xác định dựa vào sự vận động vận chuyển vòng quanh mặt trời của trái đất. Trên quỹ đạo vận chuyển của trái đất, mỗi lần tiến về phía trước 15o được coi là 1 tiết khí. Như vậy, trong một năm trái đất quay quanh mặt trời 360o, tức là có 24 tiết khí. Xem ra tiết khí cũng giống với lịch dương, đều lấy căn cứ là việc trái đất xoay quanh mặt trời. Vì vậy, tiết khí thuộc về lịch dương chứ không phải lịch âm. Ngày tháng trong lịch dương của tiết khí đều rất cố định, điều này đã chứng tỏ rằng tiết khí thuộc về lịch dương. Ví dụ, xuân phân đều tập trung ở 3 ngày 20, 21, 33 tháng 3 dương lịch; Thu phân lại tập trung vào 2 ngày 23, 24 tháng 9 dương lịch. Theo ghi chép lại trong sử sách thì từ thời đại Chiến quốc trở lại đây, người nông dân Trung Quốc đã bắt đầu dựa vào 24 tiết khí để tổ chức sản xuất nông nghiệp.

Tại sao khi sử dụng lịch dương, chúng ta phải sử dụng đồng thời cả lịch âm? Một trong những nguyên nhân là quan hệ mật thiết giữa sản xuất nông nghiệp và 24 tiết khí. Mặt khác, tháng của lịch âm là một chu kỳ ngược lại, hoạt động sản xuất của một số ngành như hàng hải, ngư nghiệp và ngành muối đều không tách rời khỏi nó.

Ở Trung Quốc, lịch âm đã có lịch sử vài ngàn năm, có thể nói ai ai cũng biết điều này. Đặc biệt là một số ngày trong lịch âm như Tết Nguyên đán, nguyên tiêu, Tết Thanh minh, tết Đoan ngọ, trung thu, trùng dương... đã sớm trở thành những ngày lễ truyền thống của nhân dân Trung Quốc, đây cũng là một trong những nguyên nhân mà hiện nay nhân dân Trung Quốc vẫn sử dụng lịch âm.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/38-26-633359181329687500/Vu-tru/Tai-sao-khi-su-dung-lich-duong-lai-p...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận