TẠI SAO TRONG BẦU TRỜI LẠI XUẤT HIỆN SAO BĂNG?
Vào ban đêm, có lúc nơi chân trời bỗng sáng lên, tiếp đó xuất hiện một đường ánh sáng hình vòng cung quét qua chân trời, nó đến rất đột ngột, rồi nhanh chóng biến mất, mọi người bèn buột miệng kêu lên: Sao Băng!
Trong truyền thuyết xưa của Trung Quốc có rất nhiều chuyện thần thoại liên quan đến Sao Băng, phổ biến nhất là nói rằng mỗi người đều có một ngôi sao tương ứng, người nào mà chết thì ngôi sao tương ứng với người đó sẽ rơi xuống mặt đất. Những đế vương phong kiến thời xưa, để duy trì sự thống trị của mình và lo lắng cho cái chết của mình đã nuôi dưỡng vài phòng sao riêng để quan sát các hiện tượng thiên văn, giúp họ dự báo điểm dữ, điểm lành.
Cách nói như vậy, thực sự không có chút căn cứ khoa học nào cả. Theo tính toán, số người hiện nay trên trái đất vào khoảng hơn 5 tỷ người, còn các ngôi sao trên bầu trời, kể cả những ngôi sao mà mắt thường không nhìn thấy có tới hàng trăm tỷ? Hơn nữa, nói Sao Băng là sao rơi xuống cũng không chính xác. Các ngôi sao đầy trên bầu trời mà chúng ta nhìn thấy, ngoài trái đất và một số khác là hành tinh ra, còn lại đều là những hành tinh rất to lớn, là những thiên thể xấp xỉ với mặt trời. Song chúng cách trái đất rất xa, khả năng va chạm vào trái đất là vô cùng nhỏ bé. Vì vậy, trong lịch sử nhân loại căn bản không có chuyện các ''ngôi sao rơi xuống''.
Vậy rốt cục Sao Băng là cái gì?
Sao Băng, nói theo khoa học, là một hiện tượng mà chất ranh giới giữa các hành tinh rơi vào tầng khí quyển, rồi phát ra ánh sáng do va chạm ở tầng khí quyển và trong không khí.
Thực ra, trong không gian vũ trụ gần trái đất, ngoài các hành tinh khác ra còn có các chất ranh giới giữa các hành tinh. Loại chất này, loại nhỏ chỉ bằng hạt bụi, loại lớn bằng một ngọn núi, nó vận hành trong không trung đưa vào quỹ đạo và tốc độ của chính nó. Những vật chất này còn được gọi là thể Sao Băng. Tự chúng không phát ánh sáng, khi chúng ''va đập'' vào trái đất, tốc độ của thể Sao Băng sẽ tương đương với tốc độ rất cao của khí quyển trái đất, mỗi giây có thể đạt tới 10 ~ 80km, gấp vài chục lần so với máy bay có tốc độ nhanh nhất. Khi thể Sao Băng bay vào khí quyển với tốc độ cao như vậy, nó sẽ gây ra sự va đập rất mạnh với bầu khí quyển, rồi bị đốt cháy, khiến cho nhiệt độ trong không trung tăng lên vài nghìn độ C, thậm chí là vài vạn độ C, dưới tác dụng của dòng khí nóng cao như vậy, bản thân thể Sao Băng cũng sẽ bị khí hóa và phát ra ánh sáng. Sự đốt cháy của thể Sao Băng trong khí quyển không phải bị đốt cháy hết một lúc là mà là đốt cháy dần dần cùng với quá trình vận động của thể Sao Băng, như vậy sẽ hình thành đường ánh sáng hình vòng cung mà chúng ta nhìn thấy.
Có khi thể Sao Băng với thể tích quá lớn còn rơi xuống đất mà vẫn chưa đốt cháy hết, chúng ta gọi đó là sao đổi ngôi. Sao đổi ngôi có sao đổi ngôi đá, sao đổi ngôi sắt và sao đổi ngôi sắt đá... Do khí quyển dày đặc nên số lượng sao đổi ngôi rơi xuống mặt đất rất ít, tốc độ khi chúng rơi xuống mặt đất cũng rất chậm, cho nên tai họa mang lại là rất ít.
Bên trong vật chất của thể Sao Băng là cái gì? Căn cứ theo kết quả hóa nghiệm sao đổi ngôi, thành phần của nó hơn 1/2 là sắt, ni ken hay có những mảnh vỡ chính là đá. Cũng có người đoán rằng, trong sao đổi ngôi có thể còn có một số nguyên tố mà trên trái đất không có, chỉ khi thể Sao Băng bị đốt cháy hoàn toàn thì tạm thời vẫn chưa có những nghiên cứu chứng thực.
Còn có một số Sao Băng bay vào tầng khí quyển trái đất bị đốt cháy và phát ánh sáng, nhưng do tốc độ quá lớn nên nó vẫn có thể bay ra tầng khí quyển rồi kéo dài ra, chúng thật giống với những lữ khách giữa trời và đất, lóe sáng lên, thăm quả đất một lúc, sau đó lại trở về không gian vũ trụ.