Tại sao lại có nhật thực?
Mặt trời có đường kính gấp khoảng 400 lần đường kính Mặt trăng, song nó cũng cách xa Mặt trăng tới 400 lần. Sự trùng hợp đáng kể này xuất hiện khi chúng ta nhìn thấy cả hai thiên thể xuất hiện có đường kính tương đương nhau. Khi Mặt trăng tới đi qua vừa vặn đúng phía trước Mặt trời, nó che phủ Mặt trời hoàn toàn.
Chính như thế, chúng ta có thể nhìn thấy bao quanh phần ''mặt nạ'' che phủ đó là vòng ánh sáng chói (nhật hoa) phủ ngoài Mặt trời. Lúc bình thường, nó không được nhìn thấy trên nền trời màu xanh.
Những thời điểm nhật thực chỉ diễn ra vào lúc trăng non, đó là thời điểm duy nhất mà vệ tinh của chúng ta (Mặt trăng) nằm giữa chúng ta và Mặt trời. Dẫu thế nào, sự xếp hàng này phải thực thẳng, nếu không chỉ có nhật thực một phần xuất hiện mà thôi.
Bóng tối của Mặt trăng chiếu trên Trái đất vào đúng thời điểm nhật thực toàn phần không bao giờ có đường kính vượt quá 300 kilômét. Tại một địa điểm, những hiện tượng nhật thực này rất hiếm khi xảy ra, khoảng một lần cho ba thế kỷ.