Thành phố Telc
Telc có từ năm 1283. Telc hình thành nên đường biên giới giữa Bohêmea và Moravia. Vào đầu thời Trung cổ, bao quanh khu vực này là rừng rậm. Từ thập niên 30 đến 50 thế kỉ XIV Telc trở thành tài sản của Hoàng gia. Khu vực này trở thành nhà thờ Chúa Thánh thần.
Kiến trúc cổ nhất của Telc là toà tháp kiểu Roman có từ đầu thế kỷ XVIII, cao 49m, toạ lạc trên một gò nhỏ. Tháp này như là công trình phòng ngự của nhà cầm quyền địa phương. Cửa vào đặt ở tầng một, ở hai tầng trên là những cửa sổ kép nhỏ kiểu Roman, nơi này ngày nay người ta đặt những chiếc đồng hồ.
Năm 1414, người ta xây nhà thờ Chúa Thánh thần theo kiểu kiến trúc hậu Gothiqua.
Lúc đầu lãnh thổ Telc chỉ là một làng nhỏ, sau khi nhà thờ xứ đạo thờ Đức Mẹ được dựng lên, thu hút dân cư mới đến định cư.
Nhà thờ Đa Minh ngày nay không phải là ngôi nhà thờ được xây vào thế kỉ XVIII, bởi vì nó đã được tái thiết theo kiểu Gothiqua. Vào thế kỉ XVIII và năm 1891 nhiều kiến trúc khác được dựng lên trong nhà thờ này.
Năm 1339, tài sản một thời thuộc dòng Hoàng gia được chuyển từ vua John of Luxembourg sang Huân tước Oldrich of Hradee. Đây là thời gian Telc được công nhận là thành phố. Cùng thời gian này ba hồ nước Staromesky, Ulicky và Ostrovsky nối liền nhau được xây dựng chung quanh thành phố vào năm 1359, tạo thành một pháo đài nước.
Trên triền dốc về hướng Bắc người ta xây dựng một thành phố mới, đầu dốc phía Nam là thành luỹ Hoàng gia. Về nhà cửa, ban đầu toàn nhà gỗ, về sau dần dần được thay bằng nhà gạch. Vào thời gian này một nhà thờ mới được xây dựng.
Năm 1386, thành phố bị hoả hoạn thiêu cháy. Thành phố được xây dựng lại từ đầu. Năm 1530, thành phố một lần nữa bị hoả hoạn tàn phá, đã làm chậm lại sự phát triển của Telc. Trong một thế kỷ sau đó Telc chú trọng phát triển phần ngoại vi thành phố, các kiến trúc nội đô giữ nguyên. Hội trường thành phố có từ 1443, và bị tàn phá qua hai cuộc hoả hoạn, nên được tái thiết lại theo kiểu Roman vào thế kỉ XVI.
Công trình xây dựng Trường Cao đẳng huấn luyện thầy tu dòng Tên và nhà thờ dòng Tên làm mất vẻ đồng nhất của các ngôi nhà dân chúng vuông vức với lối đi có mái vòm xung quanh. Đây là cấu trúc điển hình trong phong trào chống lại sự cải cách Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã dẫn đến sự thành lập Giáo hội Tin lành. Trường Cao đẳng được hoàn thành trong khoảng từ năm 1651 đến 1655, san khi bị phá dưới triều vua Joseph II để làm trại lính.
Tất cả những gì các nhà kiến trúc thế kỉ XVI để lại cho Telc vẫn luôn là viên ngọc quý. Và phong cách Phục hưng vẫn luôn luôn mang dấu ấn quan trọng nhất trong lịch sử hình thành Telc. Vì vậy thành phố cổ Telc được UNESCO ghi vào danh sách Di sản văn hoá thế giới năm 1992.