Thủ đô Bucarest
Thủ đô Bucarest (tiếng Rumani là Bucarest), nằm giữa lưu vực sông Val và sông Danube. Bucarest là thành phố lớn nhất của đất nước Rumani với dân số 2.037.520 người.
Ngày 10-5-1877, Rumani tuyên bố là nước quân chủ lập hiến và Bucarest trở thành thủ đô của Rumani. Thành phố Bucarest được thành lập từ cuối thế kỷ XVII, đầu tiên là thủ đô của Valachie, tiếp đến là của Tirgevist. Thành phố bị Nga chiếm đóng, sau đó lọt vào tay thống trị của Áo, nhưng được trao lại cho đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ cho tới ngày thành lập công quốc thống nhất Rumani vào năm 1861. Thủ đô Bucarest là địa hạt của Tổng giám mục Thiên Chúa Giáo.
Thành phố được hiện đại hoá gần như toàn bộ, nhưng vẫn còn giữ được nhiều di tích lịch sử quan trọng như: Cung điện hoàng gia (cung điện Piata Revolutiei), nhà thờ Curtae Veche, tu việc Plumbuita, toà nhà Quốc hội, nhà thờ giáo trưởng. Ngoài ra, Bucarest còn có một hệ thống bảo tàng có giá trị nghệ thuật, giáo dục và lịch sử như: Bảo tàng Nghệ thuật, Bảo tàng nước Cộng hòa Rumani, Bảo tàng George Eneseu, Bảo tàng Làng (bảo tàng ngoài trời).
Thủ đô Bucarest phát triển chủ yếu sau Đại thế chiến thứ II và trở thành trung tâm chính trị, công nghiệp của Rumani, bao gồm công nghiệp luyện kim, chế tạo ô tô, công nghiệp hoá chất.