Tài liệu: Châu thổ Dannube

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Sông Dannube chảy ra biển Đen (Hắc Hải), tạo nên một trong những vùng châu thổ rộng lớn và được bảo tồn tốt nhất ở châu Âu. Vùng châu thổ sông Dannube thuộc lãnh thổ của Rumani là nơi trú ngụ của các loài chim và cá nước ngọt trong các hồ và đầm lầy.
Châu thổ Dannube

Nội dung

Châu thổ Dannube

Sông Dannube chảy ra biển Đen (Hắc Hải), tạo nên một trong những vùng châu thổ rộng lớn và được bảo tồn tốt nhất ở châu Âu. Vùng châu thổ sông Dannube thuộc lãnh thổ của Rumani là nơi trú ngụ của các loài chim và cá nước ngọt trong các hồ và đầm lầy.

Cũng như thời thượng cổ, ngày nay, châu thổ sông Dannube là nơi dừng chân duy nhất của các loài chim di trú Trung, Bắc Âu, trong hành trình hàng năm của chúng để xuống phía Nam Địa Trung Hải. Vùng này là nơi tạm trú cho hơn 300 loài chim, trong đó có 176 loài làm tổ; chim cốc khoảng 300 cặp, ngỗng cổ hùng, một loài có nguy cơ tuyệt chủng hiện duy nhất ở vùng này mới có, nhưng chỉ còn 2.700 cặp.

Ngoài ra ở đây còn có hàng trăm nghìn ngỗng trán trắng, vịt cổ trắng, diệc và vài đôi đại bàng đuôi trắng. Ở những vùng đầm còn có những đàn nhạn biển.

Trên các đảo nổi có rái cá, tiết và triết biển. Cá là nguồn tài nguyên dồi dào của châu thổ, đặc biệt sinh sống chủ yếu ở các hồ. Tại đây có khoảng 60 loài cá khác nhau, trong đó có 45 loài đặc trưng cho dòng sông Danube và 15 loài cốc biển. Cá tầm là loại cá đặc sản của vùng này mà trứng của nó dùng làm món trứng caviar, loài cá như này bơi ngược dòng về phía sông để đẻ trứng. Lại có những loài cá chích bơi xuôi dòng ra biển.

Nhưng nửa thế kỷ nay, động thực vật của châu thổ Danube, ở những vùng có nhiều lau sậy và loại lớn nhất thế giới đang bị đe dọa bởi sự ô nhiễm. Nghề đánh bắt cá ở đây giảm sút nghiêm trọng. Chẳng hạn năm 1969 sản lượng cá đánh bắt chưa đầy 20 tấn cá tầm chỉ bằng 2% lượng cá đánh bắt được cách đây một thế kỷ. Chỉ trong vòng 5 năm lại đây đã có 5 loài chim bị tiêu diệt, 8 loài giảm số lượng, 27 loài trở nên hiểm hoi và 18 loài trong tình trạng giảm dần số lượng.

Sự giảm thiểu và huỷ diệt là do sự mất cân bằng ngày càng tăng trong hệ sinh thái kém vững chắc của châu thổ sông Danube như: làm khô cạn các hồ, kênh, rạch. Việc mở rộng kênh rạch cho tàu bè đại dương có thể qua lại, việc cắt xén quá mức các loại lau sậy, để cung cấp nguyên liệu cho nhà mấy giấy... Đặc biệt là nhiều xí nghiệp công, nông nghiệp đã đổ nước thải chứa các loại phốt phát, nitrat, các sản phẩm cặn dầu mỏ, thải phân ra sông Danube và các sông nhánh, gây nên ô nhiễm môi trường nặng.

Tuy vậy việc phản ứng của chính quyền Rumani và Ucraina (chiếm 20% châu thổ) đối với thảm hoạ sinh thái đó còn dè đặt do thiếu tài chính.

Hiện nay trên vùng châu thổ sông Danube đã được UNESCO ghi vào danh sách Di sản tự nhiên của thế giới năm 1991 như là một khu bảo tồn sinh quyển, người ta đã thành lập Học viện về châu thổ sông Danube ở Tulcea để nghiên cứu và quản lý vùng này.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4155-02-633705649106301107/Rumani/Chau-tho-Dannube.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận