Tài liệu: Thành phố Timbuktu

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Trong tập bản đồ Catalonia của Tây Ban Nha thời vua Carlos V, Timbuktu được gọi là “Jenbuk”. Đến năm 1426, nhà địa lý người Italia Bechearia gọi thành phố là “Jumbetta”.
Thành phố Timbuktu

Nội dung

Thành phố Timbuktu

Trong tập bản đồ Catalonia của Tây Ban Nha thời vua Carlos V, Timbuktu được gọi là “Jenbuk”. Đến năm 1426, nhà địa lý người Italia Bechearia gọi thành phố là “Jumbetta”. Trong cuốn sách giới thiệu về thành phố này, ông mô tả sự giàu sang của nó với những đền đài, cung điện tráng lệ, tất cả đều được trang trí bằng vàng thật.

Sự phồn thịnh của Timbuktu thực sự bắt đầu từ lúc người Malinke (còn gọi là Mandingo) chinh phục được vùng thượng du sông Niger. Timbuktu nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại quan trọng. Từ các nơi khắp lục địa Phi châu các thương gia mang vàng cốm, ngà voi, da thú và cả nô lệ nữa đến Timbuktu mua bán trao đổi. Rồi hàng và người từ Timbuktu chuyển đến Sudan đến tận Bắc Phi. Khi trở lại người ta cung cấp cho Timbuktu muối, lụa và các vật phẩm xa xỉ khác của phương Đông.

Vào năm 1325, một người hành hương tên là Canhan Musa trên đường từ Mecca trở về đã dừng lại ở Timbuktu một thời gian khá dài. Ông nhận thấy nơi đây là một trung tâm thương mại quốc tế, ông liền cho xây dựng lại ở đây những Thánh đường và cung điện rực rỡ tô điểm cho thành phố Timbuktu càng thêm rực rỡ. Trong khi đó ở cạnh Maduk, hành cung của lãnh chúa địa phương cũng cho xây Thánh đường Ginghereber, có mặt bằng hình vuông với bộ mái bằng phẳng, và những cột đỡ đắp bằng đất sét, nó có tác dụng chống gió và thời tiết xấu. Lối kiến trúc này theo phong cách kiến trúc Sudan.

San Core, là giáo đường thứ hai nằm ở phía Đông - Bắc Timbuktu thuộc khu phố trước kia của những thương gia muối, nổi bật lên nhờ ngọn tháp hình Kim tự tháp. Việc thiết kế xây dựng giáo đường này được giao cho nhà thờ người Amadaluc là Esaheli. Nó được xây dựng vào thế kỷ XVI, được trang trí hoa văn kiểu Mauritania cổ.

Ngày nay, có thể cảm nhận sự tráng lệ của Timbuktu cổ xưa qua những ngôi nhà rất ít bị thay đổi so với hồi đầu thế kỷ XV, XVI với những mái đua hẹp và những gờ tường đắp bằng cát trộn với đất sét hoặc được ốp ngói đã chia mặt tiền nhà theo những đường thẳng đứng song song. Ở những công trình xây dựng cổ xưa hơn thì vẫn còn nhìn thấy những chiếc cửa sổ kiểu Mauritania truyền thống được hoàn thiện rất khéo léo theo kiểu Maroc. Những dải chạm khắc cầu kỳ, được tô đỏ hoặc xanh lá cây trang trí cho những khung cửa ra vào bằng gỗ. Nền nhà bằng đất sét được tráng một lớp cát mịn.

Thành phố Timbuktu được UNESCO ghi vào danh sách Di sản Văn hóa thế giới năm 1988.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4124-02-633704832410225000/Mali/Thanh-pho-Timbuktu.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận