Vườn quốc gia Westland và Núi Cook
Đường phân chia ranh giới tự nhiên chính giữa hai Vườn Quốc gia Westland và Vườn Quốc gia núi Cook của New Zealand gần giống thư gai răng cưa của dãy núi Alps phía Nam. Hai Vườn quốc gia Westland và núi Cook trải dài trên một hệ thống đứt đoạn lớn, nơi mà các mảng kiến tạo truất lên nhau, gấp khúc và làm biến dạng mặt đất. Người ta biết rằng dãy núi Alps phía Nam còn ít tuổi được tạo thành bởi những ngọn đá tảng có 200 triệu năm tuổi, nhưng mới nổi lên khởi mặt đất từ 5 triệu năm vừa qua do sự di chuyển mảng này. Các ngọn núi của nó tiếp tục nhô lên cao, nhưng cũng chỉ bù lại với sự tiếp tục bị bào mòn do thời tiết, khí hậu mưa, nắng, bãi tuyết... Trong 270 dặm vuông của ngọn núi Cook có khoảng 20 đỉnh cao 3.000m, trong khi tuyết và băng bao phủ mênh mông, tạo cho vùng này một sự tương phản với tuyết, bóng tối tương phản với ánh sáng, không khí như pha lê làm mất đi khoảng cách không gian và chiều sâu giữa giữa các vật, chỉ còn lại những bóng mờ ảo. Mặt trời và gió làm thành những vòng uốn lượn, tựa như dải lụa nhúng nước. Còn Westland thì đột ngột xuống thấp từ những dãy núi cao nhất của New Zealand tại bờ biển, vây quanh một khu rừng nhiệt đới và đồng cỏ với các hồ nước mặn. Ở đây có vô số các loài chim: vẹt núi, chim Kiuy không cánh, vẹt đuôi dài màu vàng, diệc lông trắng, chúng cư ngụ trong các khu rừng và vùng đầm lầy của Westland. Phong cảnh và các hệ sinh thái ở đây rất đa dạng, làm cho hai vườn quốc gia Westland và núi Cook trở thành biểu tượng của sự phong phú và súc tích của New Zealand, một quốc gia có diện tích chỉ bằng bang Colorado của nước Mỹ, nhưng với sự đa dạng về sinh học bằng của một lục địa. Vườn quốc gia Westland và núi Cook được UNESCO công nhận là Di sản tự nhiên thế giới năm 1990.