Thủ đô Baghdad
Baghdad là một vùng đất màu mỡ, thuộc vùng Mesopotamic nằm trên đôi bờ sông Tigris, nối liền với biển. Một thủ đô đầy sôi động với số dân 5.348.000 người, chiếm 114 dân số Iraq. Trung tâm thủ đô nằm về nửa phía Nam bên tả ngạn sông Tigris. Tại vùng đất trù phú này còn có con sông Euphrate đưa Baghdad dễ dàng đến với nước láng giềng Syria và các nước Ả Rập. Điều đó cho thấy Baghdad nằm ở vị trí hết sức thuận lợi cho việc thông thương buôn bán.
Dưới thời Trung cổ, Baghdad vốn là trung tâm văn hoá của thế giới Ả Rập. Năm 750 chức quốc vương Hồi giáo được lập ra ở Iraq cùng với việc Abu al – Abbas lập triều đại Abbasside Là một vùng đất thuận lợi “món quà trời cho” nhưng sang đến cuối thế kỷ IX, trong nước liên tiếp xảy ra nhiều cuộc cạnh tranh, xung đột nội bộ đẫm máu. Vào cuối thế kỷ XIII quân Mông Cổ xâm chiếm Baghdad. Vào năm 1534, Baghdad trở thành một bộ phận của đế quốc Ottoman, và thành phố bị lu mờ trong lịch sử hàng trăm năm. Đầu thế kỷ XX, tình hình được cải thiện, một giai đoạn mới bắt đầu.
Baghdad có nhiều di tích lịch sử, như bảo tàng, kho tàng của các đội thương thuyền cổ (tháp giáo đường Xuc Angadam, cổng thành Bap Anvatan). Baghdad còn bảo tồn được nhiều thành đường Hồi giáo như khu đền An Cadiment xây dựng năm 1534. Đặc biệt cách thủ đô Baghdad khoảng 50km về phía Nam có một công trình được xếp vào một trong bảy kỳ quan của thế giới là vườn treo Babylone.
Baghdad, cái nôi của nền văn minh cổ đại Lưỡng Hà, một đất nước giàu có về dầu lửa vào loại nhiều nhất thế giới.
Năm 2003, lấy cớ Iraq phát triển vũ khí giết người hàng loạt quân đồng minh Mỹ - Anh tiến đánh lật đổ chế độ hợp hiến của ông Sadam Hussein, mặc dầu không được Liên Hợp Quốc đồng ý, và bị nhân dân Iraq cũng như nhân dân thế giới phản đối.