Tài liệu: Thiết kế kiến trúc mô phỏng kết cấu sinh vật như thế nào?

Tài liệu
Thiết kế kiến trúc mô phỏng kết cấu sinh vật như thế nào?

Nội dung

THIẾT KẾ KIẾN TRÚC MÔ PHỎNG

KẾT KẤU SINH VẬT NHƯ THẾ NÀO?

 

Rất nhiều sinh vật trong giới tự nhiên thường có một số cấu tạo tự nhiên làm con người thán phục đứng nhìn, có thể thích ứng rất tất với môi trường. Như tổ của ong là lăng trụ hình lục giác, kết cấu nhiều lỗ rõ ràng là vừa nhẹ lại vừa chắc chắn; Mạng nhện xem ra vừa nhỏ vừa mềm, lại có tính co dãn cực mạnh; Vỏ trứng gà vừa mỏng vừa cong, trên thực tế, vỏ trứng lại có thể phân tán đều ngoại lực lên toàn bộ bề mặt; Lại còn một loài thực vật nổi trên mặt nước hoa sen, nó có chiếc lá to hình tròn đường kính khoảng 2m, chiếc lá mỏng mảnh như vậy lại có thể đỡ được cả một đứa trẻ, khéo léo trôi nổi trên mặt nước ...

Text Box:  Những hiện tượng kỳ diệu này của giới sinh vật đã là rất nhiều gợi mở cho các nhà thiết kế kiến trúc để chế tạo ra rất nhiều kiến trúc mô phỏng sinh vật. Ví dụ, mọi người phát hiện ra mặt sau của lá hoa sen có rất nhiều gân lá to, hình thành nên khung xương dạng mạng lưới, làm mặt lá có thể đỡ được một áp lực rất nặng. Hơn nữa, lá của hoa sen còn có rất nhiều đường lỗ, nó có thể làm lá có rất nhiều lực đẩy. Kiến trúc sư liền mô phỏng kết cấu gân lá của hoa sen, giữa gân dọc ở độ vượt 100m trên nóc nhà, thiết kế ra ngăn ngang hình vân sóng có dạng mạng lưới, làm tăng lên rất nhiều kết cấu chắc chắn ở mặt đỉnh.

Kết cấu rất nhiều lỗ ở tổ ong cũng gợi hứng cho các nhà kiến trúc. Anh đã chế tạo thử thành công một loại tường kiểu tổ ong, ở giữa có vật chất dạng màng bong bóng hình lục giác bằng chất làm cứng và nhựa cây tạo thành. Loại tường này không những giảm nhẹ đi rất nhiều độ nặng của kiến trúc mà còn có tính năng giữ nhiệt rất tốt, làm căn phòng ấm về mùa đông, mát về mùa hè.

Trong con mắt của các nhà kiến trúc, mạng nhện quả là một kết cấu treo tinh xảo không gì so sánh được, độ vượt của cầu và nóc nhà xây dựng mô phỏng mạng nhện sẽ là sự kết hợp rất hoàn mỹ giữa mấy loại hình dạng và đặc tính lực học. Còn nếu xuất phát từ quan điểm nguyên liệu nhẹ, tiết kiệm và an toàn chắc chắn thì kết cấu vỏ trứng lại gợi mở cho các nhà khoa học xây dựng nên một loạt kiến trúc vỏ mỏng. Kiến trúc vỏ mỏng thường thấy ở một số nhà thi đấu thể thao, phòng triển lãm có độ vượt lớn, căn cứ vào những tính toán tỉ mỉ và thi công cẩn thận đã tạo ra những mái nhà vỏ mỏng, tuy độ dầy chỉ có vài centimet, nhưng lại có thể chịu được áp lực do gió thổi mưa rơi và tuyết tích tụ, đó là công lao của đặc tính kỳ diệu của vỏ mỏng.

Ngoài ra, con người còn dựa vào chức năng của bong bóng cá để tạo ra kiến trúc nạp khí; Mô phỏng dạng xoắn ốc sắp xếp của lá xa tiền thảo để xây dựng nên những căn phòng có thể nhận được ánh mặt trời nhiều nhất; Phỏng theo tính dẻo của lá lúa để tạo ra cầu lá lúa có hình dáng đặc biệt, kết cấu chắc chắn... Có thể thấy, rất nhiều hiện tượng kỳ diệu trong tự nhiên sẽ được đưa vào kiến trúc phỏng sinh học để thiết kế vào những linh cảm có tính sáng tạo.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/210-26-633371081601616023/Khoa-hoc-cong-trinh/Thiet-ke-kien-truc-mo-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận