Tài liệu: Trận hồng thủy trong Kinh Thánh & Chiếc thuyền Noah

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Chúa đã bảo với Noah như thế. “Hãy chấm dứt các thú vui xác thịt trước mắt ta, trái đất dẫy đầy bạo lực cũng vì điều này.
Trận hồng thủy trong Kinh Thánh & Chiếc thuyền Noah

Nội dung

Trận hồng thủy trong Kinh Thánh & Chiếc thuyền Noah

Thời điểm: huyền thoại/giữa thiên niên kỷ thứ 6 tr.CN

Địa điểm: tây nam Thổ Nhĩ Kỳ/Biển Đen

Chúa đã bảo với Noah như thế. “Hãy chấm dứt các thú vui xác thịt trước mắt ta, trái đất dẫy đầy bạo lực cũng vì điều này. Và lúc này ta sẽ hủy diệt con người [và] trái đất. Ngươi hãy tự biến mình thành chiếc thuyền lớn bằng gỗ gopher... Lúc này ta sẽ mang đến trận Hồng thủy - nước phải bao phủ trái đất tiêu diệt mọi sinh linh nơi đó”.

SÁCH SÁNG THẾ 6: 13, 17

Câu truyện trận Đại hồng thủy trong Kinh Thánh nhận chìm cả thế giới được thuật lại trong sách Sáng thế, các chương từ 6 đến 9. Khi Chúa quyết định phá hủy Tác phẩm của mình do tội lỗi của con người, chỉ có mình Noah là được cứu sống vì ông là người đạo đức. Chúa đã hướng dẫn ông chi tiết về cách đóng thuyền (thường gọi là Ark), có lẽ giống như một căn nhà dài với mái có hình đầu hồi, nhiều phòng nhỏ. Khi trời bắt đầu mưa, Noah cùng gia đình xuống thuyền, với các cặp đại diện các loài sinh vật.

Trời tiếp tục mưa cho đến khi toàn bộ mặt đất bị ngập nước, nhưng cuối cùng mưa cũng tạnh và nước bắt đầu rút. Thuyền lớn đến vùng núi Ararat, Noah thả chim để xem khi rời thuyền có an toàn hay không. Ban đầu ông thả một con quạ, và hơn ba lần như thế, ông mới thả chim bồ câu. Khi chim bồ câu cuối cùng không trở về, Noah biết rằng mặt đất đã khô ráo, thế là tất cả có thể lên bờ. Khi đặt chân lên mặt đất khô ráo, việc làm đầu tiên của ông là cúng tế. Chúa chấp nhận điều này, quyết định không bao giờ đọa đày thế giới vì tội lỗi con người. Người lập một giao ước với Noah và ra lệnh “Hãy sinh sôi nảy nở để trám đầy mặt đất” (Genesis 9: 1). Con người có lẽ đã chăm nom mọi sinh vật trên trái đất, như một dấu hiệu biểu hiện cho lời giao ước này, Chúa đặt chiếc cầu vồng trên bầu trời.

Việc truy tìm chiếc thuyền Noah

Từ thời cổ đại con người đã tìm kiếm đỉnh núi này hay đỉnh núi khác nơi thuyền Noah neo đậu. Vào thời cổ đại, nhiều đoàn thám hiểm lên đường tìm kiếm tàn tích của thuyền, họ chọn vô số các dãy núi để thám hiểm ở vùng Cận Đông. Trong số này là Pir Omar Gudrun, thời xưa gọi là núi Nisir, nằm gần Kirkuk ở Iraq (Mesopotamia cổ đại), phía đông quê hương của người Assyria cổ ở dãy Zagros. Vùng được nhiều người chọn thám hiểm khác nằm trong dãy Taurus, phía đông hồ Van ở Armenia. Vào thời đế quốc Assyria (khoảng các thế kỷ 9 - thế kỷ 7 tr. CN) vùng này là vương quốc Urartu (lưu ý sự giống nhau với tên Ararat trong Kinh Thánh). Thỉnh thoảng núi Massis, đỉnh cao nhất trong dãy này, là nơi nhiều đoàn thám hiểm đến tìm kiếm vị trí thuyền Noah. Người ta cũng tìm kiếm biết bao dãy núi của người Kurd ở phía đông nam hồ Van nhưng chưa hề tìm được lời đáp. Điều này không gì phải ngạc nhiên, vì câu truyện Noah trong sách Sáng thế không hề hiểu theo sự thật lịch sử mà thực ra mang tính thần thoại. Câu truyện bảo toàn một hình ảnh giản dị, tự nhiên ban đầu của Chúa khi ấy vẫn còn trò chuyện trực tiếp với người sùng bái mình. Quả thật, Người được mô tả như một Đấng duy nhất có mọi quyền lực, nhưng dù sao cũng mang đặc tính của con người, thực ra không có gì khác các vị thần của nhiều dân tộc Cận Đông khác vào thời ấy.

Thuyền Noah dừng lại trên núi Ararat: một chú chim bồ câu bay trở về, mang theo nhánh cây rậm lá trao cho Noah, biểu hiện đầu tiên cho biết nước lũ đang rút.

Đồ khảm ở San Marco, Venice, có hình Noah cùng gia đình ông trên thuyền Noah đứng trên thuyền, thả động vật từng đôi xuống mặt đất.

Tìm kiếm biểu hiện của trận Hồng Thủy

Người ta thường nói rõ truyền thuyết về một trận Đại hồng thủy và vị anh hùng còn sống sót đã mang sự sống mới đến địa cầu giống như trong nhiều truyện thần thoại từ Nam Mỹ đến Úc-Á, từ Địa Trung Hải đến Mesopotamia.

Vị anh hùng người Hy Lạp trong trận Hồng thủy có tên là Deucalion. Như Noah, ông cùng người vợ đóng một chiến thuyền lớn, chở động vật trên thuyền, căng buồm để tránh sự hủy diệt. Ở Mesopotamia cổ đại, vị anh hùng trong trận Hồng thủy lại thuộc vào các giai đoạn khác có tên Ziusudra, Atrahasis và Ut-Napishtim.

Bia đá II của trường ca Gilgamesh nổi tiếng tìm thấy ở Babylon cổ đại, kể lại nạn Hồng thủy ở Ut-Napishtim, một địa danh ở Mesopotamia tương đương với Noah (k. 2000-1800 tr. CN).

Chính truyền thuyết này của người Mesopotamia giống với câu truyện Noah trong Kinh Thánh Hebrew nhất. Năm 1873 George Smith ở Viện bảo tàng Anh xuất bản trường ca Gilgamesh, một vị vua huyền thoại của xứ Uruk, cùng với người vợ mình là Enkidu, thực hiện nhiều cuộc phiêu lưu. Lúc Enkidu mất Gilgamesh quẫn trí, lên đường tìm bí ẩn đời sống vĩnh cửu của tổ tiên Ut-Napishtim, đã sống sót qua trận Hồng thủy. Nhà vua, cùng với vị tổ tiên này và vợ mình được các vị thần ban phát trường sinh bất tử. Về một số chi tiết, câu truyện về Ut-Napishtim rất giống với truyện kể về Noah và thuyền Noah trong Kinh Thánh, chỉ khác ở điểm có nhiều vị thần.

Trong những năm 1920, nhà khảo cổ học người Anh Leonard Woolley khai quật ở Ur, thành phố ở miền nam Mesopotamia vốn là nơi sinh tổ phụ của dân Do Thái trong Kinh Thánh - Abraham. Woolley khuấy động dư luận khi đánh điện tín về London cho biết ông đã tìm thấy chứng cứ trận Hồng thủy ở Ur. Thật không may, ông không có cơ hội, và các nhà khảo cổ sau này cũng thế, khai quật các địa điểm khác thuộc đồng bằng phía nam Mesopotamia. Những gì họ phát hiện là các vỉa bùn sâu nằm dưới nước, chứng tỏ cư dân sống không liên tục qua các loại đồ gốm, phần mộ và đinh thự, tìm thấy ở phía trên và phía dưới mực nước “Hồng thủy”. Các vỉa bùn này thật ra giới hạn khu vực đặc trưng của sự định cư và không hề bao quanh toàn bộ địa điểm. Có thể đây không phải là trận Hồng thủy, nhưng chắc chắn đây là chứng cứ của một trận lụt ở địa phương do sông Tigris và Euphrates gây ra, vốn là những sông lớn của Xứ Sumer và Akkad.

Hố Đại hồng thủy do ngài Leonard Woolley ở Ur, miền nam Mesopotamia trong những năm 1920. Woolley nghĩ rằng ông đã tìm thấy chứng cứ của trận Đại hồng thủy trong Kinh Thánh, nhưng dải phù sa dày nằm trong nước phân chia hai lớp cư trú chỉ là chứng cử duy nhất cho trận lũ ở địa phương chứ không diễn ra trên diễn rộng thuộc toàn bộ vùng Ur, chừa lại toàn bộ vùng Cận Đông thời cổ đại.

Tất cả thành phố của Mesopotamia tất yếu phải nằm ven một trong những sông này hay trên các nhánh sông phụ, sông mang sự sống đến người định cư nhưng cũng đe dọa lũ lụt. Nếu ở thượng lưu thuộc Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, nơi có nạn lụt lớn khác thường, hay có lẽ tuyết trên núi tan quá nhanh, thì sau đó các sông lớn nhanh chóng biến thành đòng chảy cuồn cuộn, phá vở bờ và gây thiệt hại nghiêm trọng trên các khu vực tương đối nhỏ. Điều này dễ xảy ra hơn ở các sông nhánh, sông chảy chậm băng qua vùng đồng bằng phù sa qua các bờ đê (lòng sông nâng lên) cao hơn các cánh đồng phì nhiêu. Chứng cứ bị lũ lụt chỉ xảy ra trong những trường hợp này. Ngày nay, ở miền nam, phần lớn địa điểm thời cổ đại hiện nằm trong sa mạc, vì dòng chảy của sông qua thời gian đã bị nhiều lần làm cho chuyển hướng trong khu vực châu thổ.

Giới khảo cổ và sử gia trong nhiều năm giả định rằng Hồng thủy của Noah là một ký ức dân gian về một trận lụt như thế, thậm chí có thể là một thảm họa khác thường. Ký ức ấy vẫn còn hằn sâu trong thị tộc của Abraham trong cuộc hành trình dài từ Ur đến Canaan, tạo thêm hương vị thờ một thần rõ rệt ở vùng quê hương mới của họ. Truyền thuyết khẩu truyền làm nền tảng cho truyện kể thành văn trong sách Sáng thế có thể đã tồn tại dai dẳng với sự tham phần của những người khéo kể chuyện qua nhiều thế kỷ, và điều rõ ràng tính không nhất quán trong chính nội dung Kinh Thánh nên những nguồn truyền thuyết này cũng không khớp nhau từng chi tiết.

Trận lụt ở Biển Đen?

Thế nhưng có một giả thuyết mới đầy thú vị do hai học giả Mỹ William Ryan và Walter Pit-man đề xuất, cả hai đều xà nhà địa vật lý không đặc biệt quan tâm về Biển Đen. Họ xem trận lụt lớn như một biến cố địa chất thực sự đã xảy ra ở Biển Đen khoảng giữa thiên niên kỷ thứ 6 tr CN. Lúc ấy Biển Đen là một hố nước ngọt, các nhà địa chất hiện đại gọi là hồ New Euxine. Vào lúc ấy, mặt nước hồ thấp hơn mực nước biển khoảng 150 m (500 ft). Sự tan chảy của băng hà vào cuối Thời kỳ băng hà khiến cho mực nước biển trên toàn cầu dâng cao. Địa Trung Hải (do nước từ Đại Tây Dương chảy vào qua eo Gibraltar) đổ nước mặn vào Biển Marmara qua eo Dardanelles. Ở đầu phía đông, một eo đất hẹp chặn đường chảy vào hồ New Euxine, nhưng dần dần, khi mực nước biển tiếp tục dâng cao, thì nước tràn qua khu vực ấy, ban đầu chảy chậm nhưng sau đó có lẽ chảy nhanh hơn. Kế đến, một trong nhiều trận động đất (thường xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ) tiếp thêm sức, eo đất hẹp bị tách ra, hàng triệu gallon nước mặn cuồn cuộn chảy vào Bosporus ngày nay, phá vỡ về phía đông, chảy như thác vào hồ nằm bên dưới. Ryan và Pitman ước tính khoảng 10 dặm khối nước đổ từ tây sang đông thông qua một kênh nhỏ mỗi ngày trong khoảng hai năm, chảy xuống phía dưới khoét lòng sông và cuốn đi tất cả những gì phía trước. Cho dù chảy cuồn cuộn như thế, nhưng mực nước của cả Biển Đen mỗi ngày chỉ dâng cao khoảng 15 cm (6 in) mỗi ngày, và vùng đất bằng phẳng quanh bờ hồ biến mất ở mức độ có lẽ một dặm mỗi ngày.

Gần như chắc chắn rằng có cư dân sống trong các làng canh tác quanh hồ vào thời điềm ấy, cũng như các nơi khác trong vùng Cận Đông. Hầu hết số này có thể đi nơi khác khi nước dâng, cùng với gia súc, bằng thuyền, cưỡi lừa hay thậm chí đi bộ nếu cần. Nhiều đoàn người, di tản tỏa ra mọi hướng, chắc để lại ký ức khủng khiếp của trận Hồng thủy. Dần dần những ký ức này chuyển thành truyện dân gian và thần thoại khi được kể thành truyện và ca khúc khẩu truyền qua nhiều thế hệ thi sĩ và thường dân.

Trên boong tàu nghiên cứu dải đất ven bờ thời cổ đại đã bị ngập nước thuộc Biển Đen. Nhóm nghiên cứu do Rob-ert Ballard chỉ đạo đang sử dụng tàu lặn điều khiển từ xa phản hồi hình ảnh do tàu lặn giám sát.

Đây là giả thuyết - hiện nay đang được một đoàn thám hiểm thử nghiệm sử dụng các tàu lặn điều khiển từ xa, trang bị camera để khám phá đáy Biển Đen. Ảnh do camera chụp được chuyển ngược về tàu cho đoàn nghiên cứu. Thật đáng ngạc nhiên, kết quả ban đầu rất thú vị: Những tàn tích của cái gọi là dinh thự được xác định nằm ở độ sâu 91 m (300 ft) và đang được nghiên cứu tiếp.

Điều này có thể là nơi bắt nguồn truyền thuyết Hồng thủy theo quan điểm của hai học giả Mỹ. Truyện của Noah có thể là một ký ức trong số này, trong khi vị anh hùng trong trường ca Mesopotamian là vị anh hùng khác, và ngay cả truyền thuyết Deucalion ở Hy Lạp là vị thứ ba. Quan điểm này thật khó chứng minh nhưng gạt bỏ không phải là chuyện dễ.

Trận lụt ở Biển Đen, giữa thiên niên kỷ thứ 6 tr. CN. Chắc hơn mực nước biển dân lên toàn bộ khoảng 150 m (500 ft) và có sự thay đổi từ môi trường nước ngọt sang nước mặn.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4326-02-633764179250468750/Huyen-thoai--Truyen-thuyet-Su-that-bi-che...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận