TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ
Trong vòng năm mươi năm kể từ ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đặc biệt là trong hai thập kỷ kể từ ngày cải cách và mở cửa ra bên ngoài, việc xây dựng xã hội của Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tích thu hút cả thế giới. Nền kinh tế quốc gia thể hiện một sự tăng trưởng nhanh chóng. Sức mạnh chung của cả nước gia tăng đáng kể, mức sống của người dân được cải thiện theo thời gian và có những kết quả chưa từng thấy trong các lĩnh vực như khoa học và công nghệ, giáo dục, văn hóa, y tế.
Việc xây dựng kinh tế của Trung Quốc vừa có những phát triển suông sẻ vừa có những đi xuống khắt khe. Sau ngày thành lập nước, đầu tiên Trung Quốc trải qua ba năm phục hồi kinh tế. Năm 1953 là năm đầu tiên trong Kế hoạch Năm năm cho Phát triển Kinh tế và Xã hội. Trong thời kỳ này, Trung Quốc đã thành lập hơn 100 xí nghiệp lớn, trong đó có một số xí nghiệp sản xuất máy bay, xe hơi, xe máy kéo, các thiết bị cho nhà máy điện, làm nền tảng ban đầu cho cuộc công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Trong thập niên 1956 đến 1966, trước cuộc Cách mạng Văn hóa, việc xây dựng chủ nghĩa xã hội được tiến hành một cách toàn diện. Bất kể một vài thất bại, kinh tế Trung Quốc đã đạt được những kết quả rực rỡ. Những ngành công nghiệp lưới như điện tử và hóa dầu ra đời và bố cục công nghiệp được cải thiện. Trung Quốc đã tự cung cấp đủ số lượng dầu kể từ năm 1965. Việc xây dựng vốn và việc nâng cấp kỹ thuật trung nông nghiệp được đưa vào kế hoạch dài ngày và kết quả đã đạt được dần dần. Những thành công đáng kể về khoa học đã đạt được trong khoa học và công nghệ.
Tuy nhiên trong ‘Bước Nhảy Vọt’ năm 1958, thiên tai đã ảnh hướng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế quốc gia. Đến mùa Đông năm 1960, một chính sách tái điều chỉnh, củng cố và nâng cấp các chuẩn mực cho nền kinh tế quốc gia được áp dụng và việc xây dựng kinh tế của Trung Quốc được đưa về đúng hướng. Cuộc Cách mạng Văn hóa bắt đầu năm 1966 đã tạo ra một thập kỷ rối loạn xã hội và sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đã trải qua một thời kỳ giật lùi nghiêm trọng nhất và mất mát nhiều nhất kể từ ngày thành lập nước.
Kể từ Kỳ họp Thứ Ba trong ủy ban Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 11 triệu tập năm 1978, chính quyền trung ương đã có những quyết định chiến lược chuyển trọng tâm sang việc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa và xác định chính sách đem lại sức sống mới cho nền kinh tế nội địa và mở cửa đối với thế giới. Một không khí hoàn toàn mới xuất hiện trong việc phát triển kinh tế qua việc làm cân đối lại nền kinh tế quốc gia và cải tạo lại hệ thống kinh tế cũ đã lạc hậu. Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 12 đã đưa ra mục tiêu cho việc xây dựng kinh tế vào cuối thế kỷ: phấn đấu làm tăng gấp 4 lần sản lượng công nghiệp và nông nghiệp trên cơ sở gia tăng liên tục hiệu quả kinh tế.
Đại hội Đảng lần thứ 14 của Trung Quốc đặt ra mục tiêu thành lập hệ thống kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết của ủy ban Trung ương Đảng về Những Vấn đề của Nền Kinh tế Thị trường Xã hội Chủ nghĩa thông qua tại Kỳ họp Thứ năm của ủy ban Trung ương Đảng lần thứ 14 đã định hình cho cuộc cải tổ kinh tế của Trung Quốc. Sau đó hàng loạt những biện pháp cải tổ quan trọng đã được thực hiện và đã đạt được những hiệu quả đáng chú ý. Một bước lớn đã được tiến hành trong việc cải tổ hệ thống giá, tài chính cộng đồng, thuế, ngân hàng, ngoại thương và trao đổi với nước ngoài. Đầu tiên một cơ chế để ổn định giá cả thị trường đã được hình thành. Một hệ thống thuế mới đã được vận dụng và một hệ thống trong đó thu nhập từ thuế được chia giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương đã được thực hiện triệt để. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc được chỉ định là ngân hàng Trung ương thực hiện các chính sách tiền tệ một cách độc lập trong khi đó việc chia ra loại ngân hàng chính sách và ngân hàng thương mại cũng được thực hiện.
Một cơ chế điều hành cho ngoại thương theo đúng các luật lệ quốc tế đã được hình thành sau khi thực hiện một số biện pháp để cải tổ hệ thống ngoại thương và trao đổi quốc tế. Các biện pháp bao gồm việc đưa vào một tỉ giá hối đoái duy nhất, thực hiện hệ thống trao đổi và mua bán qua ngân hàng, và cải tổ việc quản lý nhập khẩu và xuất khẩu. Cuộc cải tổ những doanh nghiệp sở hữu nhà nước, được chỉ định để chủ yếu là thiết lập một hệ thống doanh nghiệp hiện đại, đã tiến triển từng bước. Và cuộc cải tổ liên quan đến an ninh xã hội, nhà ở, giáo dục và khoa học và công nghệ cũng có những chuyển biến mới.
Kế hoạch Năm năm lần thứ 8 về Phát triển Kinh tế và Xã hội (1991 - 1995) đã đánh dấu một giai đoạn trong đó, với sự dao động thấp nhất, kinh tế Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ. Trong giai đoạn này, chính quyền trung ương đưa ra chính sách căn bản là nắm lấy cơ hội để đào sâu cuộc cải tổ và mở rộng cửa hơn với thế giới bên ngoài, xúc tiến phát triển và duy trì sự ổn định. Kết quả là nền kinh tế quốc gia duy trì được sự phát triển nhanh và ổn định trong khi đó lạm phát được kiểm soát một cách hiệu quả và nền kinh tế nói chung bắt đầu đi vào con đường tăng trưởng nhanh và vững chắc.
Trong thời kỳ Kế hoạch Năm năm lần thứ 8, nhà nước đã gia tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp cơ bản và thiết lập những cơ chế phát triển cho các ngành công nghiệp này qua cuộc cải tổ. Kết quả là những bước tiến lớn đã được thực hiện trong những lĩnh vực này, đặc biệt là trong ngành đường sắt, xa lộ, thông tin liên lạc, cảng, sân bay và công nghiệp năng lượng. Theo số liệu chưa đầy đủ, trong số 600 tỉ Nhân dân tệ do chính quyền trung ương thu được từ nhiều nguồn, có hơn được đầu tư vào việc xây dựng vốn. Trong khi đó, quyền quyết định được giao xuống cho địa phương nhiều hơn trong các ngành thông tin liên lạc và viễn thông, đồng thời nhiều nỗ lực hơn đã được thực hiện để thu hút sự đầu tư của nước ngoài gây quỹ từ nhiều nguồn khác nhau. Tất cả những điều này đã xúc tiến sự phát triển của những ngành công nghiệp cơ bản, làm vững vàng thêm cho kinh tế Trung Quốc trong sự phát triển về sau và đảm bảo một sự phát triển nhanh, lâu dài và vững chắc cho kinh tế quốc gia.
Sự phát triển kinh tế là cơ sở cho ngoại thương tăng tiến. Trong lúc đó việc gia tăng ngoại thương đã là một nhân tố chính trong việc phát triển kinh tế. Trong Kế hoạch Năm năm lần thứ 8, ngoại thương của Trung Quốc đã tăng trưởng đáng kể và đưa Trung Quốc vào một trong mười nước xuất khẩu chính trên thế giới và tỉ lệ của Trung Quốc trong mậu dịch hàng tiêu dùng trên thế giới đã gia tăng rất nhanh. Trong khoảng thời gian từ 1989 đến 1991, việc điều chỉnh kinh tế đã thu hẹp khoảng cách giữa cung và cầu trong nước, số lượng xuất khẩu tăng nhanh trong khi số lượng nhập khẩu giảm đáng kể. Kết quả là một sự cân bằng mậu dịch đã diễn ra thường xuyên và sự trao đổi với nước ngoài của Trung Quốc đã gia tăng với tốc độ cao.
Trong vòng hai thập kỷ sau khi bắt đầu sự cải tổ và mở cửa ra thế giới bên ngoài, kinh tế trung Quốc đã chuyển mình qua sự thay đổi cơ bản từ kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường. Tiềm lực kinh tế của đất nước được tăng cường liên tục. Mức sống của nhân dân dần dần được cải thiện. Mức tăng trưởng GDP hàng năm trung bình là 10% và mục tiêu gia tăng gấp 4 lần về sản lượng công nghiệp và nông nghiệp đặt ra năm 1980 đã đạt được trước thời hạn.
Năm 1996 Trung Quốc đưa ra Đề cương cho Kế hoạch Năm năm lần thứ 9 về Phát triển Kinh tế và Xã hội và Các mục tiêu Dài hạn đến năm 2010. Qua nỗ lực của tất cả mọi người trong nước, những thành tựu mới đã đạt được trong việc cải tổ, mở cửa và hiện đại hóa trong khoảng đầu của Kế hoạch Năm năm lần thứ 9. Với mục tiêu kiểm soát vĩ mô đã đạt được, nền kinh tế Trung Quốc đã thực hiện một cuộc 'đổ bộ nhẹ nhàng'. Đó là dấu hiệu nền kinh tế Trung Quốc đã bước vào thời kỳ hoạt động vững chãi từ đó đặt cơ sở vững chắc cho việc hoàn thành Kế hoạch Năm năm lần thứ 9.
Năm 1997, theo nguyên tắc 'tìm sự tiến bộ trong sự ổn định' và những chính sách kiểm soát vĩ mô, Trung Quốc tiếp tục phát triển ở tốc độ tương đối cao. Để đối phó với môi trường kinh tế phức tạp trong và ngoài nước năm 1998, tất cả các dân tộc ở Trung Quốc đã làm việc cật lực với nhau, vượt qua được nhiều khó khăn và đạt được nhiều thành tựu lớn trong việc thực hiện cải tổ mở cửa và hiện đại hóa. Những mục tiêu của cải tổ và phát triển đặt ra từ đầu năm đã cơ bản đạt được. Nền kinh tế quốc gia duy trì được một sự phát triển tương đối nhanh.
Tổng sản phẩm quốc dân năm 1998 tăng 7,8% so với năm trước.Sự gia tăng này thực tế thấp hơn chỉ tiêu là 8%, tuy nhiên giữ được mức tăng 7,8 không phải là dễ trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và những trận lụt thảm khốc ở Trung Quốc vào năm trước. Để bảo vệ Trung Quốc trước những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, nhà nước đã áp dụng chính sách tăng cường đầu tư và đẩy mạnh mức cầu trong nước từ đầu năm trước. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng trở nên nặng nề hơn mức dự kiến và đã có một tác động nặng nề đối với Trung Quốc hơn mức độ người ta dự liệu.
Trong nửa đầu của năm 1998, mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã tụt xuống do sự suy giảm số lượng hàng xuất khẩu và mức cầu không đủ trong nước. Để đối phó với vấn đề là chính quyền trung ương đã kiên quyết áp dụng một chính sách tài chính tiên phong. Sau khi Quốc hội phê chuẩn những đổi trong ngân sách năm 1998, Hội đồng Nhà nước đã phát là 100 tỉ Nhân dân tệ công trái để đầu tư vào việc phát triển cơ hạ tầng. Kết quả là sự gia tăng đầu tư vốn cố định trong các doanh nghiệp nhà nước, tăng 19,5% so với năm trước. Đầu tư vào vốn cố định của tất cả các thành phần kinh tế tăng 14,1%. Sự gia tăng đáng kể này trong việc đầu tư đã đóng vai trò chính trong việc vực dậy sự tăng trưởng kinh tế.
Kỳ họp lần thứ hai của Quốc hội lần thứ 9 được tổ chức vào tháng 3 năm 1999. Kỳ họp đã nhấn mạnh những yêu cầu chính phủ trong năm: tiếp tục xúc tiến cải tổ và mở cửa, nỗ lực thực hiện chiến lược phát triển đất nước bằng cách dựa vào khoa học và giáo dục và chiến lược phát triển lâu dài, xúc tiến sự tăng trưởng kinh tế chủ yếu bằng cách gia tăng mức cầu nội địa, ổn định và tăng cường nông nghiệp, thực hiện sâu việc cải tổ các doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại nền kinh tế, nỗ lực mở thêm các thị trường ở thành thị và nông thôn, làm mọi việc có thể làm để gia tăng xuất khẩu, phòng chống và ngăn ngừa những rủi ro về tài chính, điều chỉnh trật tự kinh tế, duy trì một sự phát triển lâu dài, nhanh chóng và vững chắc đối với nền kinh tế đất nước, tăng cường dân chủ và hệ thống pháp luật đồng thời đẩy mạnh những tiến bộ về văn hóa và đạo đức, thực hiện tiến bộ xã hội toàn diện, cải tiến hơn nữa sự cân đối trong việc cải tổ, phát triển và ổn định, đảm bảo sự ổn định về xã hội và chính trị và chào mừng năm mươi năm ngày thành lập nước với những thành tựu xuất sắc trong cải tổ, mở cửa và hiện đại hóa.
Kỳ họp đã nhấn mạnh rằng năm 1999 và năm quyết định cho việc đạt mục tiêu đưa hầu hết các doanh nghiệp lớn và vừa đang gặp khó khăn vượt qua tình hình khốn đốn và hoàn thành bước đầu trong việc thiết lập một hệ thống các doanh nghiệp hiện đại trong số hầu hết các doanh nghiệp lớn và vừa chủ chốt trong nước. Năm 1999 các cấp chính quyền phải chấm dứt tình trạng phát triển dư thừa và tiến hành nhanh các bước tái cơ cấu và tái tổ chức, tiếp tục đảm bảo những nhu cầu thiết yếu cho những công nhân bị thải khỏi các doanh nghiệp nhà nước và giúp họ tìm việc làm mới, xúc tiến việc phân chia nhiệm vụ quản lý các doanh nghiệp, cải tiến hệ thống giám sát và củng cố và cải tiến ban lãnh đạo của các doanh nghiệp.
Nhân dân Trung Quốc nên tiếp tục nới lỏng quyền kiểm soát và tăng cường các doanh nghiệp nhỏ bằng nhiều cách khác nhau. Trung Quốc sẽ áp dụng những chính sách và biện pháp nhằm khuyến khích, hỗ trợ và hướng dẫn cho sự phát triển của quyền sở hữu cá nhân, cho các thành phần kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế phi nhà nước. Kể từ ngày thành lập nước, và đặc biệt là từ lúc áp dụng chính sách cải tổ và mở cửa, Trung Quốc đã thể hiện một sự tăng trưởng lâu dài và nhanh chóng, nhiều chương trình xã hội đã phát triển nhanh, sức mạnh chung của cả nước được củng cố thường xuyên và mức sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của Trung Quốc chỉ đạt mức 362,41 tỉ Nhân dân tệ vào năm 1978 đã tăng lên đến 7.955,3 tỉ, tức là gấp 20 lần vào năm 1997. Trung Quốc đã xếp hàng thứ 7 về tổng lượng cung và cầu và xếp hàng đầu trong mức tăng trưởng kinh tế.
Theo số liệu của Văn phòng Thống kê Nhà nước, Tổng sản lượng quốc dân của Trung Quốc năm 1997 và 902 tỉ USD nếu chuyển từ Nhân dân tệ sang đồng Đô la Mỹ theo tỉ giá trung bình. Con số này xếp thứ 7 sau Mỹ (7.819,3 tỉ USD), Nhật (4.223,4 tỉ USD), Đức (2.115,4 tỉ USD), Pháp (1.393,8 tỉ USD), Anh (1.278,4 tỉ USD), và Ý (1.146,2 tỉ USD). Từ 1979 đến 1997, mức tăng trướng trung bình hàng năm của Trung Quốc là 9.8% tức là cao hơn mức chung của thế giới 6,5%.
Sản lượng những mặt hàng công nghiệp và nông nghiệp của Trung Quốc được xếp vào một trong những hàng đầu thế giới.
Từ 1978 đến 1997, sản lượng than và vải xếp hàng 1, sản lượng ngũ cốc, bông, hạt cải, thịt heo, thịt bò, thịt heo, sắt, xi măng và ti vi xếp hàng 1, nếu tính riêng từng món xếp từ hàng 2 đến hàng 16, năng lượng điện sản xuất và số phân bón hóa học xếp hàng 2, nếu tíng riêng từng món xếp hàng 7 và hàng 4, sản lượng dầu thô tăng từ hàng 8 lên hàng 5. Tất nhiên, mức bình quân tính theo đầu người của cả nước còn tương đối thấp.
SỰ PHÁT TRIỂN ĐỀU ĐẶN VỀ NÔNG NGHIỆP
Năm 1997, sản lượng ngũ cốc, bông và đầu ăn lên đến mức 490 triệu tấn, 4,6 triệu tấn và 21,57 triệu tấn, gia tăng theo thứ tự là 62,1%, 122,4% và 313,5% so với năm 1978. Sản lượng sữa và trứng gia tăng 4,5 lần và 2,7 lần so với những năm 1980. Sản lượng ngũ cốc và bông lên hàng số 1 thế giới. Tổng sản lượng nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp đã gia tăng 2,4 lần so với năm 1978, sau khi có sự điều chỉnh các hệ số giá cả với sự gia tăng bình quân hàng năm là 6,6%.
Cuối năm 1997, con số các doanh nghiệp ở cả nước đã tăng thêm 2.015 và đã cung ứng việc làm cho 130 triệu người ở nông thôn. Cuối năm 1997, vốn cố định của các doanh nghiệp đã vượt qua con số 1 ngàn tỉ Nhân dân tệ, vốn lưu động trên 1,3 ngàn tỉ Nhân dân tệ, thu nhập từ kinh doanh có tổng số 3,8 ngàn tỉ Nhân dân tệ, số tiền nộp thuế và những lợi nhuận do nhà nước thu là 323,8 ngàn tỉ Nhân dân tệ.
SỰ PHÁT TRIỂN NHANH VỀ CÔNG NGHIỆP
Năm 1997, các cơ sở công nghiệp đạt mức thu 11,2 ngàn tỉ Nhân dân tệ, tăng 13 lần so với năm 1978 sau khi điều chỉnh các hệ số giá, với mức tăng bình quân hàng năm là 14,9%. Những cơ sở của nhà nước và các cơ sở tập thể tăng bình quân 7,6% và 19,7%. Chất lượng của nhiều loại sản phẩm công nghiệp được cải tiến liên tục và tình trạng thiếu sản phẩm công nghiệp triền miên đã chấm dứt. Kết quả và hàng tiêu dùng đã được cung cấp đủ trên thị trường. Ngay cả tình trạng bị thiếu một số sản phẩm công nghiệp cơ bản như năng lượng và than, đã hạn chế sự tăng trưởng của nền kinh tế trung Quốc, cũng đã bớt căng thẳng một cách đáng kể. Trong vòng hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã hoàn tất và đưa vào hoạt động 1.906 dự án lớn và vừa, đồng thời tăng số lượng đầu tư 3, 28 tỉ Nhân dân tệ vào vốn cố định trong công nghiệp.
ĐẦU TƯ VÀO VỐN CỐ ĐỊNH
Kể từ năm 1981, Trung Quốc đã đầu tư hơn 14 ngàn tỉ Nhân dân tệ vào vốn cố định. Con số này bao gồm 8,1 ngàn tỉ Nhân dân tệ cho các doanh nghiệp nhà nước, gia tăng gấp 12,5 lần so với 29 năm trước, khi chưa tiến hành cải tổ và mở cửa ra thế giới. Đầu tư vào vốn cố định năm 1997 là 2,53 ngàn tỉ Nhân dân tệ, tăng 26 lần so với năm 1981. Tỉ lệ đầu tư vào các thành phần kinh tế nhà nước trong tổng số tiền đầu tư đã giảm từ khoảng 70% năm 1981 xuống còn 53% năm 1997. Tỉ lệ đầu tư vào các doanh nghiệp tư nhân giảm từ 18,5% xuống 13,5%. Tỉ lệ đầu tư vào các doanh nghiệp tập thể tăng từ 12% lên 15,3%. Về mặt mô hình đầu tư, mức độ đầu tư vào các ngành công nghiệp cơ bản đã gia tăng rõ rệt. Tỉ lệ đầu tư vào việc xây dựng vốn của ngành năng lượng đã gia tăng từ 20,7% năm 1980 lên 26,6% năm 1997. Tỉ lệ đầu tư vào ngành giao thông vận tải, ngành bưu chính viễn thông tăng từ 11,2% lên 21,5%.
Từ 1978 đến 1997, gần 100.000 bể chứa nước với các mục đích khác nhau đã được xây dựng với sức chứa tổng cộng 500 tỉ khối nước, 5.608 vùng tưới tiêu được thêm vào danh sách với số đất lên đến 22,6 triệu héc ta. Việc đầu tư thêm vào vốn xây dựng đã làm cho sản lượng than tăng thêm 380 triệu tấn, sản lượng dầu thô tăng thêm 240 triệu tấn, sản lượng sắt tăng 18,84 triệu tấn và sản lượng điện tăng 159 triệu kilowatt. Trong khi đó, 1.226.000 km xa lộ cũng đã được thực hiện và sức tải gia tăng do việc xây dựng các cảng mới hoặc mở rộng các cảng cũ là 460 triệu tấn. Từ 1980 đến 1997, những tuyến đường sắt chính được xây dựng thêm là 17.000 km.
NGOẠI THƯƠNG VÀ VIỆC SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Năm 1978, tổng giá trị ngoại thương của Trung Quốc xếp hàng thứ 27 thế giới. Năm 1997, tổng giá trị nhập khẩu và xuất khẩu đạt 325,1 tỉ USD, gấp 17,7 lần năm 1978, với mức tăng bình quân hàng năm 15,6% và vị trí của trung Quốc trên thế giới lúc này nhảy lên hàng thứ 10. Riêng tỉ lệ xuất khẩu rong ngoại thương tăng từ 0,8% năm 1978 lên 3,3%. Dự trữ trong trao đổi quốc tế năm 1978 chỉ ở mức 167 triệu USD. Con số này đã lên đến 139,9 tỉ USD năm 1997 (145 tỉ USD vào cuối năm 1998), xếp hàng thứ 2 thế giới.
Trước cuộc cải tổ và mở cửa, Trung Quốc hầu như không có đầu tư nước ngoài. Nhưng từ khi Trung Quốc mở cửa và cải tổ, vốn đầu tư nước ngoài thực tế được sử dụng là 348,35 tỉ USD. Trong những năm sau 1993, số lượng đầu tư nước ngoài do Trung Quốc thu hút được đã xếp hàng thứ 2 trên thế giới (chỉ sau Mỹ) trong suốt năm năm liền. Ngoài ra, thu nhập trong ngành du lịch năm 1997 là 12,1 tỉ USD, năm 1998 là 12,6 tỉ USD, gia tăng gấp 45 lần năm 1978, xếp hàng thứ 8 trên thế giới.
GIÁO DỤC, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HÓA VÀ Y TẾ
Về giáo dục và khoa học, Trung Quốc chỉ xếp hạng trên trung bình trong số các nước đang phát triển. Hiện nay, sự đóng góp của khoa học và công nghệ vào kinh tế trong các nước phát triển vượt qua mức 60%, trong khi ở Trung Quốc chỉ xoay quanh mức 30%. Về giáo dục, Trung Quốc có một hệ thống trường tiểu học và trung học ở mức độ khá cao, nhưng đối với giáo dục cấp cao thì hơi còn lạc hậu theo các số liệu thống kê. Theo số liệu thống kê do UNESCO xuất bản, tỉ lệ người biết đọc biết viết ở Trung Quốc là 73% năm 1992, trên mức trung bình của thế giới.
Về văn hóa, Trung Quốc xếp hàng trung bình trong số các nước đang phát triển. Năm 1996, số lượng sách tính trên 1 triệu người là 93 cuốn, thấp hơn mức trung bình của thế giới (160), nhưng cao hơn so với các nước đang phát triển (55). Khoảng 49,18 triệu bản báo ngày được xuất bản, và trung bình cứ 1.000 người có 41 bản, gần với mức trung bình của các nước đang phát triển (44) và thấp hơn mức thế giới (96).
MỨC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN
Trong vòng hai thập kỷ vừa qua, thu nhập của người dân ở cả thành thị lẫn nông thôn đã tăng gấp đôi. Năm 1997, mức tiết kiệm của dân thành thị và nông thôn đạt 4.628 tỉ Nhân dân tệ, gấp 218 lần năm 1978, với mức tăng trung bình hàng năm là 32,8%. Nếu cộng thêm cả tiền để dành bằng ngoại tệ, giấy nợ và cổ phiếu, tổng số tài sản về tài chính của người dân đã vượt qua mức 6 tỉ Nhân dân tệ. Năm 1997, tổng số hàng tiêu dùng bán lẻ đạt mức 2,73 tỉ Nhân dân tệ, gấp 20 lần năm 1978.
Mức tiêu dùng của người dân từ 184 Nhân dân tệ năm 1978 đã tăng lên thành 2.677 Nhân dân tệ, với mức tăng trung bình hàng năm là 7,8%. Diện tích ở của người dân thành thị tăng từ 3,5 mét vuông năm 1978 lên 8,8 mét vuông năm 1997. Theo cuộc điều tra và phân tích về cung và cầu của 601 mặt hàng chủ yếu do Ban Quản lý Mậu dịch Hàng Tiêu dùng thực hiện vào nửa đầu năm 1998, những loại hàng cung nhiều hơn cầu chiếm 74,2%, trong khi những loại hàng hài hòa giữa cung và cầu là 25,8%. Như vậy có nghĩa là không có loại hàng nào cầu nhiều hơn cung. Và các loại tem phiếu để mua thực phẩm, dầu, vải, thể hiện sự hạn chế nhu cầu, đã biến mất từ lâu. Người dân có thể mua hàng theo ý mình. Thành ngữ 'ba món căn bản' - xe đạp, đồng hồ đeo tay và máy khâu - cứ vài năm lại thay đổi. Trong những năm gần đây một phần người dân đô thị đã chuyển trọng tâm mua sắm của họ vào máy vi tính, xe hơi và nhà ở.
Năm 1998, mức sống của cả người dân thành thị lẫn nông thôn vẫn tiếp tục được cải tiến. Mức thu nhập bình quân đầu người của người dân nông thôn đã tăng 4,3% trong những năm gần đây. Mức thu nhập của người dân ở các thành phố và thị trấn tăng 5,8%. Hàng hóa đầy đủ ngoài thị trường. Sự phát triển và bán nhà ở cho người có thu nhập thấp và trung bình đã gia tăng đáng kể. Có sự cải tiến về cơ sở hạ tầng ở các thành phố cũng như nâng cấp về bảo vệ môi trường. Mức sống nói chung của cả người dân thành thị lẫn nông thôn đã được nâng lên rõ rệt.